Sau hơn một thập kỷ áp dụng, Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi với mục tiêu khắc phục những bất cập trong điều hành thị trường vàng. Dự thảo sửa đổi đang trong quá trình lấy ý kiến.
Một trong những thay đổi mang tính "bước ngoặt" là đề xuất xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, vốn được duy trì suốt từ năm 2012 đến nay. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng – lĩnh vực trước đây chỉ do NHNN và Công ty SJC nắm giữ.
Cùng với đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị định cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động như sản xuất, gia công, xuất nhập khẩu vàng miếng và giao dịch phái sinh vàng. Đây được xem là bước chuyển từ mô hình độc quyền sang cạnh tranh có kiểm soát, nhằm giảm sự phụ thuộc vào một thương hiệu duy nhất, tăng tính linh hoạt trong điều hành và tiệm cận hơn với thị trường vàng thế giới.
Tuy nhiên, song hành với việc “cởi” bỏ độc quyền, dự thảo sửa đổi lại siết chặt các điều kiện cấp phép tham gia thị trường vàng miếng.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp muốn sản xuất vàng miếng, yêu cầu phải có: Giấy phép kinh doanh vàng miếng; Vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng; Không vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính; Và có quy trình sản xuất nội bộ rõ ràng.
Đối với tổ chức tín dụng, điều kiện thậm chí cao hơn, với mức vốn điều lệ tối thiểu là 50.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu vàng cũng không được tự do mà phải thông qua hạn mức hàng năm và cấp phép từng lần, do NHNN quyết định dựa trên mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
Mọi giao dịch mua bán vàng từ 20 triệu đồng trở lên cũng phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng, nhằm tăng tính minh bạch và kiểm soát dòng tiền.
Giấy phép lồng trong giấy phép
Phản hồi về dự thảo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nhiều điều kiện được đề xuất trong dự thảo có thể dẫn đến sự trùng lặp, rườm rà và tạo gánh nặng hành chính không cần thiết.
Một trong những điểm được VCCI đặc biệt lưu ý là quy định doanh nghiệp sản xuất vàng miếng cũng phải xin giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Theo VCCI, quy định này tạo ra tình trạng “giấy phép lồng trong giấy phép”, không cần thiết và đi ngược tinh thần cải cách thủ tục hành chính mà Chính phủ đang theo đuổi.
Ngoài ra, VCCI cũng đề xuất: Hạ điều kiện vốn điều lệ cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng, vì mức 1.000 tỷ đồng là rào cản quá lớn, loại bỏ phần lớn doanh nghiệp khỏi khả năng tham gia thị trường;
Đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu, bằng cách bỏ yêu cầu xin giấy phép từng lần, thay bằng quản lý thông qua hạn mức hàng năm;
Rà soát điều kiện kinh doanh vàng trang sức, vì nhiều quy định hiện hành chưa tương thích với Luật Đầu tư.
Trong khi đó, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho rằng, Nghị định 24/2012 đã không còn phù hợp với thực tế và cần được thay thế bằng một nghị định mới hoàn toàn.
VGTA bày tỏ quan ngại về việc cho phép các tổ chức tín dụng tham gia sản xuất và kinh doanh vàng miếng, vì điều này không phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và đi ngược xu hướng quốc tế – nơi các ngân hàng trung ương không trực tiếp tham gia thị trường vàng miếng.
Theo đó, VGTA đề xuất: Khuyến khích sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thay vì vàng miếng, nhằm giảm tâm lý đầu cơ tích trữ vàng trong dân;
Miễn thuế cho giao dịch vàng trang sức, nhưng áp thuế cao với giao dịch vàng miếng mang tính đầu cơ, như một công cụ điều tiết hành vi thị trường;
Bỏ giấy phép từng lần cho xuất nhập khẩu vàng, và thay bằng hạn mức nhập khẩu hàng năm, được công bố minh bạch ngay từ đầu năm;
NHNN không nên tham gia trực tiếp sản xuất vàng miếng, để tránh xung đột lợi ích và bảo đảm vai trò điều hành vĩ mô thay vì vận hành như một doanh nghiệp.
Sửa đổi Nghị định 24 được đánh giá là một bước tiến cần thiết, thể hiện nỗ lực của NHNN trong việc tái cấu trúc thị trường vàng theo hướng thị trường hơn.
Nghị định sửa đổi về quản lý hoạt động kinh doanh vàng dự kiến sẽ được trình Chính phủ trước 15/7 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
-
Bộ Công an đề nghị bắt buộc ghi số sê-ri vàng miếng khi giao dịch
Góp ý dự thảo Nghị định 24, Bộ Công an cho rằng cần xem xét, bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ số sê-ri vàng miếng, bắt buộc ghi nhận thông tin số sê-ri tại chứng từ trong các hoạt động, giao dịch vàng.
-
VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho rằng, lịch sử chứng minh các ngân hàng sản xuất và kinh doanh vàng miếng không hiệu quả như Agribank, Scombank, ACB giai đoạn trước 2012. Việc để các ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng từng để lại hậu quả kéo dài khiến cơ quan quản lý phải có giải pháp ổn định trở lại.
-
Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?
Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu.








-
Bộ Công an đề xuất thanh tra thị trường vàng mỗi 3–5 năm
Góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012, Bộ Công an đề xuất xem xét bổ sung quy định tối thiểu 03 năm hoặc 05 năm một lần, Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh tra thị trường vàng và các tổ chức có hoạt động kinh...
-
Giá vàng tăng khi ông Trump tăng tốc áp thuế trước thời hạn chót
Giá vàng bật tăng mạnh trong phiên đầu tuần, khi nhà đầu tư đổ xô tìm nơi trú ẩn an toàn trước làn sóng cảnh báo thuế quan mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông vừa tuyên bố sẽ áp mức thuế 30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu và Mexic...
-
HSBC nâng mạnh dự báo giá vàng: Vàng có thể vượt 3.600 USD/ounce trong năm 2025
Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng HSBC đã nâng dự báo giá vàng trung bình năm 2025 lên 3.215 USD/ounce, tăng mạnh so với mức 3.015 USD trước đó. Dự báo cho năm 2026 cũng được điều chỉnh tăng từ 2.915 USD lên 3.125 USD/ounce, phản ánh mối lo ngại ngày...