Nghiên cứu Thị trường vốn châu Á - Thái Bình Dương (APAC) quý 3 năm 2023 của Knight Frank cho thấy các nhà đầu tư Singapore đã rót gần 8,5 tỷ USD vào bất động sản tại APAC, vượt gần 50% giá trị đầu tư xuyên biên giới của Hoa Kỳ.
Ông Neil Brookes, người đứng đầu bộ phận thị trường vốn toàn cầu của Knight Frank, cho biết nhiều văn phòng tư nhân và các công ty liên kết với chính phủ (GLC) ở Singapore vẫn giữ được lượng vốn đáng kể luôn sẵn sàng để triển khai. Ông cho biết thêm, sự phân hóa thị trường rộng hơn do chi phí vay tăng nhanh đã tạo cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư cổ phần triển khai vốn, trong khi nhiều nhà đầu tư tổ chức khác phải đứng ngoài cuộc.
“Sức mạnh của đồng đô la Singapore cũng đang thúc đẩy các tổ chức lớn như GIC và các GLC khác theo đuổi cơ hội tại các thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc. Đáng chú ý, GIC đã liên tục tăng phân bổ vốn cho bất động sản, với các khoản đầu tư vào Mỹ hiện chiếm khoảng 22,4% tổng khối lượng đầu tư từ Singapore”, ông Brookes cho biết.
Thị trường bất động sản thương mại tại APAC đã chứng kiến ít biến động trong quý 3 năm 2023, với hoạt động đầu tư giảm 53,4% so với cùng kỳ. Theo Knight Frank, sự thoái lui rõ rệt của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cho thấy sự miễn cưỡng của họ khi đầu tư trong môi trường lãi suất cao hiện tại. Trong đó, chênh lệch lãi suất đã thu hẹp đến mức khiến một số thị trường nhất định đang phải chịu phần bù rủi ro (risk premium - là phần chênh lệch giữa tỉ lệ lợi tức yêu cầu của một khoản đầu tư thông thường với tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa) ở mức âm.
Để đối phó với những thách thức này, các nhà đầu tư trong khu vực đã chuyển trọng tâm sang các tài sản mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và trung tâm dữ liệu. Trong khi đó, việc mua lại không gian văn phòng lại giảm, phản ánh tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp luôn bị thách thức và xu hướng quay trở lại văn phòng vẫn yếu ớt.
“Đối với bất động sản công nghiệp, sự kết hợp giữa nguồn cung tài sản cấp tổ chức hạn chế và nhu cầu dài hạn bền vững từ các lĩnh vực thương mại điện tử, khoa học đời sống và công nghệ đang thúc đẩy sự quan tâm đầu tư. Tương tự, bất động sản trung tâm dữ liệu ngày càng được coi là cơ hội đầu tư lâu dài và ổn định”, Christine Li, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại APAC của Knight Frank, nhận định.
-
Dấu ấn tỷ đô của “sư tử” Singapore trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam
3 dự án mới được khởi công, 2 dự án được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cùng 12 dự án mới được ký biên bản hợp tác phát triển. Những con số này đánh dấu một cột mốc mới của VSIP sau 27 năm hiện diện tại Việt Nam.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.