Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trong buổi làm việc mới đây với các đơn vị tư vấn và các địa phương liên quan khảo sát tìm giải pháp để kết nối đi và đến Sân bay quốc tế Long Thành.
Bộ trưởng Thể yêu cầu, trong đề án kết nối giao thông với Sân bay quốc tế Long Thành phải đề xuất được một số trục giao thông kết nối thẳng từ sân bay này vào TP.HCM qua đường bộ và đường sắt cũng như hình thành trục kết nối ngang để liên kết hệ thống các đường giao thông với các đô thị lớn trong khu vực như Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương…
Xem thêm: Giá đất sân bay long thành
Tuyến đường này phải tách riêng, không có các phương tiện khác lưu thông để tránh ùn tắc và không đi vào trung tâm TP.HCM.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây trên diện tích 5.000 hecta, là cảng hàng không đạt cấp 4F. sân bay Long Thành có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn vào năm 2050. Trong đó, giai đoạn I (hoàn thành năm 2025), sân bay sẽ khai thác đường cất hạ cánh và nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ.
-
Đồng Nai chuẩn bị đưa khu đất 7.400 tỷ gần sân bay Long Thành ra đấu giá
Khu đất hơn 282 ha gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị theo bảng giá đất là 7.400 tỷ đồng.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.