Phối cảnh dự án Sông Đà Riverside
Giá chuyển nhượng cổ phần từ đơn vị này cho Công ty An Vui được tính toán bao gồm giá trị thực nhận (280,5 tỷ đồng), tiền sử dụng đất phải nộp theo thông báo của cơ quan quản lý và các chi phí đầu tư nếu có của bên nhận chuyển nhượng.
Cụ thể, giá trị thực nhận là 280,5 tỷ đồng; trong đó, 237,5 tỷ là giá trị quyền phát triển dự án và 43 tỷ là số tiền mà Công ty phải hoàn trả lại cho Công ty cổ phần Quốc tế An Vui theo hợp đồng liên kết đầu tư ngày 08/09/2008.
Tiền sử dụng đất phải nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Công ty cổ phần Quốc tế An Vui phải nộp theo thông báo do bên nhận chuyển nhượng thanh toán thông qua việc chuyển khoản vào tài khoản đồng sở hữu trước 7 ngày kể từ ngày đến hạn nộp tiền.
Chi phí đầu tư của bên nhận chuyển nhượng bao gồm các chi phí đầu tư vào dự án phát sinh sau ngày ký thỏa thuận, chi phí này do bên nhận chuyển nhượng chi trả.
Công ty cổ phần Quốc tế An Vui được thành lập vào năm 2008. Ngày 24/8 vừa qua, công ty An Vui đã đăng ký thay đổi người đại diện từ ông Đoàn Thế Long sang bà Nguyễn Thị Như Loan. Bà Loan hiện là Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai.
Công ty cổ phần ANI là doanh nghiệp được chuyển đổi từ chi nhánh Tổng Công ty Sông Đà tại TP.HCM vào năm 2003 theo quyết định của Bộ Xây dựng.
Được biết SIC và Công ty cổ phần Quốc tế An Vui bắt tay hợp tác thực hiện dự án Sông Đà Riverside vào năm 2008. Theo báo cáo tài chính quý 2 của SIC, SIC và Công ty cổ phần Quốc tế An Vui đã ký hợp đồng liên kết đầu tư khai thác đầu tư ngày 8/9/2008 nhằm khai thác dự án chung cư Sông Đà Riverside. Quy mô dự án là 23.466m2 với tổng số vốn đầu tư dự kiến là 977 tỷ đồng, trong đó SIC góp 50% và Công ty cổ phần Quốc tế An Vui góp 49%.
Tuy nhiên, ngày 23/10/2012 An vui đã có công văn về việc đề nghị thoái vốn yêu cầu bồi thường thiệt hại và yêu cầu tạm ngưng dự án. Như vậy SIC và An Vui đang có tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng liên kết đầu tư khai thác đầu tư dự án Sông Đà. Việc tranh chấp này đã được An Vui khiếu kiện lên tòa án và đang trong quá trình hòa giải.
-
M&A bất động sản 2023: Cục diện thay đổi
Nếu như hai năm trước thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) sôi động khi các doanh nghiệp trong nước nỗ lực gia tăng thị phần sau đại dịch, thì nay cuộc “đi săn” của khối ngoại diễn ra mạnh mẽ hơn với những thương vụ thâu tóm dự án có quy mô lớn khi doa...
-
Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch “chốt deal”, dòng vốn “khủng” sắp đổ vào thị trường bất động sản
Dự báo sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026, nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực....
-
“Bơi” trong vòng xoáy khó khăn, doanh nghiệp bán bớt cổ phần, tài sản và cả dự án
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư buộc phải chuyển nhượng bớt cổ phần, tài sản, dự án đầu tư trong bối cảnh thị trường mua bán sáp nhập (M&A) không thuận lợi.