Dự án Thành phố thông minh được triển khai xây dựng trên địa bàn xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ. Trong đó, tổng diện tích thu hồi đất là 271,5ha, tổng số hộ dân có diện tích thu hồi đất là 1.455 hộ, riêng xã Hải Bối là 820 hộ dân với tổng diện tích thu hồi là 79,6ha. Thời gian triển khai thực hiện dự án được chia làm 5 giai đoạn, từ nay đến năm 2028.
Tại hội nghị, đã có 18 ý kiến phát biểu trong đó tập trung vào các vấn đề như: đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu dân cư hiện có; giữ nguyên các công trình trụ sở, trường học, trạm y tế và một số công trình khác. Đại đa số ý kiến của nhân dân tập trung vào giá bồi thường giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất bị thu hồi.
Ông Nguyễn Xuân Linh, Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư huyện Đông Anh khẳng định: công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án được thực hiện đúng theo chính sách giá đền bù hiện hành theo quy định Nhà nước, đảm bảo tốt nhất quyền lời của nhân dân, quy trình giải phóng mặt bằng đã được thực hiện công khai minh bạch và theo đúng quy định của Nhà nước.
Phối cảnh dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội.
Được biết, Dự án Thành phố thông minh có tổng vốn đầu tư 4,138 tỉ USD với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Đây là dự án được lập dựa trên đồ án quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài có chiều dài khoảng hơn 11km (từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài), do BRG thực hiện.
Cuối năm 2017, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, BRG và Sumitomo đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển dự án đô thị Nhật Tân – Nội Bài giữa UBND TP Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo.
Theo thông tin từ BRG, mục tiêu của thỏa thuận này nhằm xây dựng một thành phố thông minh hiện đại nhất Đông Nam Á, nằm ở phía Bắc Thủ đô, dọc hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, thuộc đồ án quy hoạch hai bên trục Nhật Tân – Nội Bài.
Giai đoạn 1 của dự án, liên danh Sumimoto-BRG sẽ đầu tư hơn 1 tỉ USD trên diện tích 73,11ha, xây dựng khoảng 7.000 căn hộ và các cơ sở thương mại, giá nhà dao động từ 93.000 USD đến 140.000 USD (tương đương khoảng 2-3 tỉ đồng mỗi căn). Giai đoạn này, hạ tầng sẽ được đầu tư đồng bộ, kết nối cho cả dự án, sẽ có lõi chính là ga của tuyến đường sắt số 2, xuất phát từ phố Trần Hưng Đạo.
Hiện nay, BRG và Sumitomo đã hoàn chỉnh các hồ sơ pháp lý và đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn tài chính để chuẩn bị đầu tư.
Trước đó, theo kế hoạch của chủ đầu tư, siêu dự án này từng được hứa hẹn khởi công vào tháng 10-2018. Tuy nhiên, lịch khởi công dự án đã lùi chậm gần 1 năm so với kế hoạch.
-
Xây dựng thành phố thông minh: Đất Đông Anh sẽ lại “nổi sóng”?
CafeLand - Đất Đông Anh (Hà Nội) đã trải qua nhiều phen tăng giá đột biến. Bắt đầu từ năm 2010 với sự đổ bộ của giới đầu cơ, rồi liên tục “nhảy múa” ở những năm sau đó mà nguyên nhân lớn đến từ việc đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng. Do vậy, nhiều người dự báo giá đất khu vực này sẽ lại một lần nữa “nổi sóng” trước thông tin một dự án “siêu” đô thị thông minh sẽ được phát triển trong thời gian tới.







-
SSI chi 450 tỷ đồng mua tòa nhà văn phòng 19 tầng tại Mỹ Đình Pearl, dự kiến đưa vào vận hành đầu năm 2026
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) chi khoảng 450 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng 19 tầng tại tổ hợp Mỹ Đình Pearl (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dự kiến, tòa nhà sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2026....
-
Khu vực này sau sáp nhập sẽ là động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế Việt Nam
Tại Hội thảo "Triển vọng đầu tư bất động sản tại các đô thị Vùng Thủ đô" diễn ra mới đây, TS. Cấn Văn Lực – Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia đã phác họa bức tranh phát triển toàn diện của Vùng Thủ đô sau sắp xếp địa giớ...
-
Vùng Thủ đô – Hạt nhân của kỷ nguyên tăng trưởng mới
Trong giai đoạn Việt Nam bước vào một chu kỳ phát triển mới với mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số sau năm 2026, Vùng Thủ đô – với hạt nhân là Hà Nội và các tỉnh vệ tinh – đang nổi lên như trung tâm năng lượng phát triển quốc gia. Từ “cực hút” đầu t...