Cú hích từ sân bay Vân Đồn
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được xây dựng tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 3/2016 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/12/2018. Tổng diện tích của sân bay Vân Đồn là 325ha, được đầu tư theo hình thức BOT.
Sân bay Vân Đồn là cảng hàng không cấp 4E và sân bay quân sự cấp II, có thể đón nhiều loại máy bay hiện đại như Boeing 787. Ở giai đoạn 1, sân bay có công suất khai thác 2,5 triệu khách mỗi năm.
Sân bay Vân Đồng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/12/2018, trở thành cửa ngõ giao thương mới của Quảng Ninh, mở ra cơ hội giao thương giữa Quảng Ninh và nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngay từ khi có thông tin khởi công xây dựng sân bay Vân Đồn, giá đất tại Vân Đồn đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong năm 2016, khi sân bay này được khởi công xây dựng và các thông tin quy hoạch Khu kinh tế Vân Đồn được hé lộ, nhiều nhà đầu tư đến từ Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã mua đất tại khu vực lân cận sân bay và một số khu vực trung tâm của huyện Vân Đồn.
Hoạt động mua bán đất đai tại đây diễn ra nhộn nhịp trong giai đoạn 2017-2018. Một số khu vực đang có mức giá khoảng 10 triệu đồng/m2 đã tăng gấp đôi lên khoảng 20 triệu đồng/m2.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Cuối năm 2018, khi thông tin về sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động, giá đất tại huyện Vân Đồn lại “sốt nhẹ”. Tại thời điểm đó, giá đất Vân Đồn đã tăng từ 5-10% so với thời điểm đầu năm.
Cụ thể giá đất tại khu vực Cái Rồng vào thời điểm tháng 1/2019 dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/m2, khu tái định cư Đoàn Kết khoảng 15-18 triệu đồng/m2. Tại Khu đô thị Phương Đông đầu năm 2019, giá đất cũng tăng từ 5-20% tùy từng khu vực so với thời điểm trước khi sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động.
Hiện nay, thị trường bất động sản Vân Đồn đã xuất hiện những tên tuổi lớn như: Vingroup, FLC Group, Sun Group, CEO Group… cùng những dự án bất động sản nghìn tỉ, góp phần thay đổi diện mạo chung của bất động sản Vân Đồn.
Thời cơ của bất động sản Đồng Nai
Ngày 21/7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đồng Nai về công tác giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trong buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu địa phương phải nhanh chóng bàn giao mặt bằng 1.800ha thuộc giai đoạn 1 của sân bay Long Thành vào tháng 10/2020 để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) triển khai khởi công sân bay trong năm nay.
Sân bay Long Thành là cảng hàng không đạt cấp 4F, có công suất thiết kế 100 triệu hành khách mỗi năm. Đây là công trình trọng điểm của quốc gia, nằm trong chiến lược phát triển giao thông vận tải hàng không của Việt Nam, và là cảng hàng không trung chuyển của khu vực và quốc tế.
Phối cảnh Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Cũng giống như Vân Đồn, thông tin về thời gian khởi công sân bay Long Thành đã kích giá đất quanh khu vực này. Giá đất tại Long Thành đã tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2018, từ 8-15 triệu đồng lên 15-30 triệu đồng/m2.
Những người trong ngành dự báo, nếu sân bay Long Thành được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm nay, giá đất tại đây có thể tăng lên nhanh chóng và có khả năng tiệm cận với giá đất khu vực quận 2, quận 9 hay quận Thủ Đức của TPHCM. Dự kiến sân bay Long Thành sẽ đi vào hoạt động từ năm 2025.
Nhiều nhà đầu tư lớn như Keppel Land, Amata, Hyosung, Changshin, Fujitsu, Bosch, Kenda… đang tìm kiếm quỹ đất đầu tư phát triển dự án hay mở rộng đầu tư tại các khu vực quanh sân bay Long Thành.
Sân bay châm ngòi cho bất động sản bùng nổ
Từ những thay đổi của thị trường bất động sản Vân Đồn đến những biến động tại sân bay Long Thành có thể thấy, việc phát triển sân bay có tác động tích cực đến sự phát triển bất động sản của địa phương.
Thứ nhất, phát triển sân bay đồng nghĩa với cơ sở hạ tầng - giao thông của địa phương có bước phát triển đột phá. Vấn đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho địa phương nói chung và cho riêng lĩnh vực bất động sản sẽ dễ dàng hơn.
Thứ hai, phát triển sân bay sẽ giúp địa phương có thể đón nhiều lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến du lịch nghỉ dưỡng bằng đường hàng không. Từ đó, ngành du lịch địa phương sẽ có nhiều bước phát triển mới, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng có nhiều thời cơ và cơ hội đổi mình.
Cuối cùng, phát triển sân bay sẽ giúp việc giao thông - di chuyển giữa các tỉnh thành phát triển hơn, giao thương trong nước và quốc tế đẩy mạnh, kinh tế Việt Nam có động lực để vươn lên.
Cùng nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, dòng tiền tích lũy của người dân đổ vào đầu tư bất động sản sẽ càng lớn.
-
Đồng Nai: Lo hai tuyến kết nối giao thông cho Sân bay Long Thành
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, do dự án chưa được phê duyệt nên việc thực hiện các thủ tục để xây dựng 2 tuyến đường kết nối cũng chưa thể triển khai.
-
Đồng Nai chuẩn bị đưa khu đất 7.400 tỷ gần sân bay Long Thành ra đấu giá
Khu đất hơn 282 ha gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị theo bảng giá đất là 7.400 tỷ đồng.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.