Tòa nhà Empire State mới đây đã kỷ niệm 90 năm ngày thành lập. Đây là tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố New York nói riêng và nước Mỹ nói chung. Tòa nhà chọc trời nổi tiếng thế giới chính thức được khai trương vào ngày 01 tháng 5 năm 1931. Với chiều cao lên tới 443m, ngay sau khi mở cửa, các nhà xây dựng và đầu tư bất động sản trên toàn cầu đã dự đoán rằng tòa nhà Empire State sẽ giữ vững danh hiệu là công trình cao nhất thế giới trong nhiều năm.
Trên thực tế, tòa nhà này đã giữ vững vị trí đứng đầu trong vòng gần 40 năm trước khi bị xô đổ bởi công trình North Tower, thuộc dự án World Trade Center vào năm 1970. Ngày nay, tòa nhà Empire State vẫn là tòa nhà cao thứ 46 trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu từ Statista và Forbes, nhiều ngành công nghiệp đã bị đại dịch Covid-19 tàn phá vào năm ngoái, trong đó bao gồm lĩnh vực xây dựng. Rất nhiều công trình và dự án đã phải tạm hoãn để đảm bảo lệnh giãn cách xã hội. Theo đó, có 106 công trình xây dựng cao từ 200m trở lên đã được hoàn thành trên khắp thế giới vào năm 2020, ghi nhận mức giảm 20% so với năm 2019.
Mặc dù Trung Đông và Trung Quốc là những thị trường nóng và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hơn những khu vực khác, công trình xây dựng cao nhất được hoàn thành vào năm 2020 lại nằm tại thành phố New York, Mỹ. Với độ cao 472m, tòa tháp Central Park nằm ở trung tâm Manhattan, New York đã trở thành tòa nhà có độ cao lớn nhất thế giới được khánh thành trong năm vừa qua.
Đây là lần đầu tiên sau 5 năm có một tòa nhà được hoàn thành với độ cao kỷ lục không nằm tại Trung Quốc, đồng thời cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2014, một tòa nhà với độ cao kỷ lục được xây dựng tại Mỹ.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt số lượng, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có thể cạnh tranh với Trung Quốc khi nói đến việc xây dựng các tòa nhà chọc trời. Chỉ tính riêng trong năm 2020, mặc dù là quốc gia đầu tiên ghi nhận sự bùng phát của đại dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn có tới 56 công trình cao từ 200m trở lên được hoàn thành. Theo sau lần lượt là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng ở vị trí thứ 2 với 12 công trình được hoàn thành và Mỹ đứng thứ ở vị trí thứ 3 với 10 công trình hoàn thành trong năm vừa qua.
Ở cấp độ thành phố, Dubai là nơi sở hữu tới 12 công trình cao từ 200m trở lên được xây dựng và khánh thành trong năm 2020, qua đó trở thành thị trường hàng đầu trên toàn thế giới. Đứng sau Dubai lần lượt là hai thành phố Thâm Quyến và Thẩm Dương của Trung Quốc với số lượng công trình được hoàn thành tương ứng là 9 và 8. Trong khi đó, New York, nơi sở hữu tòa nhà có chiều cao lớn nhất thế giới trong năm 2020 đứng ở vị trí thứ 4.
-
Lý do nào giúp Singapore thành công trong việc phát triển các tòa nhà xanh?
CafeLand - Trong thời gian gần đây, lĩnh vực bất động sản đang đứng trước nhiều sự thay đổi về xu hướng. Đặc biệt, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới việc phát triển các tòa nhà theo tiêu chí bền vững.
-
Nguồn cung đất hạn chế là thách thức lớn nhất trong phát triển kho lạnh ở châu Á – Thái Bình Dương
CafeLand - Dân số đông và trẻ cùng sức mạnh từ tiêu dùng nội địa là động lực phát triển chuỗi bảo quản và kho lạnh tại châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng những thách thức hiện tại có thể sẽ khiến ngành này phải mất nhiều thời gian mới đạt được kỳ vọng đặt ra.
-
Chủ các tòa nhà văn phòng cung cấp dịch vụ khách sạn 5* để thu hút người thuê
Một trong những chủ sở hữu văn phòng lớn nhất châu Âu cho rằng họ đã tìm ra một giải pháp cho sự tồn tại của không gian làm việc sau đại dịch: cung cấp nhiều đặc quyền hơn cho khách thuê.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....