Ngay sau khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì hội nghị nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường trên địa bàn tỉnh này.
Quảng Ninh đề xuất mở rộng thí điểm này nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ GTVT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã thẳng thắn trao đổi về những kinh nghiệm trong thực hiện thí điểm.
Đồng thời, khẳng định dự án thí điểm này đã được Hội đồng cấp Bộ thống nhất việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường ô tô cao tốc với một số điều kiện.
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh là địa phương có nhiều điều kiện để mở rộng thí điểm này khi có nguồn cát biển dồi dào, các dự án triển khai có nhiều yếu tố tương đồng tự như dự án thí điểm theo đúng văn bản của Bộ GTVT.
Trước mắt, sẽ mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp nền đường tại một số dự án có yếu tố tương đồng về điều kiện tự nhiên, môi trường như dự án đường ven sông đoạn từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với đường tỉnh 338; đường ven sông đoạn từ đường tỉnh 338 đến Cổng tỉnh.
Đồng thời, sẽ có khảo sát nghiên cứu đối với từng mỏ cát biển đang hoạt động và các đoạn tuyến cụ thể của từng dự án tổng hợp kết quả báo cáo với UBND tỉnh Quảng Ninh trong cuối tháng 3/2024.
Trong quá trình triển khai, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị cần nghiên cứu các khuyến nghị của Hội đồng khoa học cấp Bộ; có các giải pháp quan trắc môi trường, tổ chức giám sát, đánh giá mức độ tác động trong quá trình thực hiện; đảm bảo tuân thủ các quy định về đầu tư, xây dựng.
Thí điểm cát biển đắp nền đường giao thông cho kết quả khả quan
Thời gian qua, các dự án đường ven sông đoạn từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338, đường ven sông đoạn từ đường tỉnh 338 đến cổng tỉnh và dự án đường nối cầu Bến Rừng đang gặp khó về nguồn vật liệu san lấp và đang được UBND tỉnh Quảng Ninh vào cuộc để tháo gỡ.
Hiện tại, Quảng Ninh đang có mỏ đất Trới tại TP Hạ Long và mỏ Bắc Sơn tại TP Uông Bí hoàn thành thủ tục để khai thác. Tuy nhiên, công suất khai thác mỏ khó đảm bảo cung cấp đủ đối với các dự án cùng một lúc.
Đối với nguồn đất K95, K98 mới đáp ứng được 3,7 triệu m3 trên nhu cầu trên 6,6 triệu m3, tương đương 55,6% nhu cầu của các dự án.
Để đảm bảo nhanh chóng hoàn thành các dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy yêu cầu các sở, ngành và địa phương liên quan tập trung rà soát, phối hợp đẩy nhanh giải quyết các hồ sơ pháp lý để cấp phép sớm cho các mỏ đất trong quy hoạch trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật.
Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh sẽ thu hồi đối với các mỏ đất được cấp quyền khai thác, khoanh định phục vụ các dự án đầu tư công nếu chủ đầu tư các mỏ không làm được hoặc cản trở, gây ách tắc trong quá trình vận chuyển thi công các dự án.
Tín hiệu tích cực từ kết quả thí điểm cát biển đắp nền đường giao thôngBộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông. Bộ GTVT cho biết đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả đường tỉnh 978 thuộc dự án thành phần đoạn cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Kết quả cho thấy, cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm có chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012 “nền đường - thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra, báo cáo tổng kết công tác thi công, kiểm định đánh giá chất lượng thi công, quan trắc môi trường cũng cho thấy đủ cơ sở để có thể sử dụng cát biển đắp nền đường ô tô trong các điều kiện tương tự như khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm. Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng do việc thí điểm mới chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn đường cao tốc, chất lượng cát biển mới chỉ được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh), các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về độ mặn đối với cây trồng vật nuôi chưa đầy đủ. Do đó, việc sử dụng đại trà cát biển để xây dựng đường ô tô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở các dự án với cấp quy mô, cấp thiết kế cao hơn, cũng như thí điểm ở các điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, nguồn vật liệu cát biển khác nhau để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện. Bộ GTVT cho biết, Hội đồng cấp bộ thống nhất việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường ô tô cao tốc với một số điều kiện như: Chỉ sử dụng cát biển đáp ứng các tiêu chuẩn vật liệu theo TCVN 9436:2012, sử dụng cho nền đắp có độ chặt thực tế sau đầm nén thấp hơn hoặc bằng 95% (K95) tại các khu vực có điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm. Trước mắt, nên xem xét sử dụng cho khu vực hạ âm, nền đắp K95, khu vực nền đường nằm dưới khu vực chịu tác động của hoạt tải. Bên cạnh đó, cần triển khai các giải pháp quan trắc môi trường để giám sát mức độ tác động trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở kết quả nêu trên, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như dự án thí điểm. |
-
Các dự án đường ven sông đoạn từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338, dự án đường nối cầu Bến Rừng đang gặp khó về nguồn vật liệu san lấp và đang được UBND tỉnh Quảng Ninh vào cuộc để tháo gỡ.
-
Với kết quả thí điểm thi công cát biển tại cao tốc Hậu Giang - Cà Mau được công bố, các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp mong muốn sớm đưa loại vật liệu này vào thi công để giải quyết khó khăn về nguồn cát hiện nay.
-
Một số doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu nghiên cứu và lắp đặt dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ than làm vật liệu đắp nền nhằm đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình xây dựng.
-
Quảng Ninh được phép sử dụng lượng khổng lồ đất đá thải từ mỏ than làm vật liệu san lấp trên địa bàn
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh Ngọc Thái Hoàng cho biết tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 16/11 ở Hà Nội.
-
Vỏ container “made in Vietnam” có gì đặc biệt mà lại lọt vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics thế giới?
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật...
-
Có gì tại triển lãm máy móc, thiết bị và công nghệ xi măng, bê tông Việt Nam 2024?
Ngày 13/11, Triển lãm máy móc, thiết bị và công nghệ xi măng, bê tông Việt Nam 2024 được khai mạc tại Hà Nội, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ các quốc gia đầu ngành như Trung Quốc, Đức, Việt Nam, Malaysia....
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...