Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ tọa lạc trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội với diện tích 3,2ha và tổng diện tích xây dựng 39.000m2. Dự án này được khởi công ngày 15/4/2023, được thiết kế cao 8 tầng và có tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD.
Để đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn nghiêm ngặt từ Chính phủ Mỹ, dự án đã lựa chọn sử dụng thép chất lượng cao do Tập đoàn Hòa Phát, một nhà sản xuất thép tại Việt Nam cung cấp.
Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội có quy mô đầu tư 1,2 tỷ USD
Các sản phẩm thép chất lượng của Hoà Phát hiện nay gồm có thép cuộn cán nóng (HRC) dùng cho sản xuất tôn mạ, vỏ container, ống thép. Trong tương lai, doanh nghiệp này tính tới việc sản xuất HRC phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu và vỏ ô tô.
Ngoài ra, trong dòng sản phẩm chất lượng cao bao gồm các mác thép đòi hỏi kỹ thuật sản xuất khó hơn, dùng làm nguyên liệu cho vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như làm lõi que hàn, đinh ốc vít, cáp, thép dự ứng lực, lò xo, tanh lốp ô tô…
Các dòng thép chất lượng cao này được sản xuất theo tiêu chuẩn: GB/T24587-2009, JIS G 3506 -2017, JIS G 3503-2006, AWSAS5.18/A5.18M-2005, GB24587-2009, BS4449, đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng trong quá trình nấu luyện, tinh luyện, đúc thép.
Hiện tại, Hòa Phát đã cung cấp hơn 5.000 tấn thép thanh vằn mác ASTM A615/615M Grade 60 (theo tiêu chuẩn Mỹ) cơ lý tính cao cho dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ.
Theo tìm hiểu, thép thanh vằn chất lượng cao mác ASTM A615/615M Grade 60 được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ. Đây là loại thép đặc biệt với quy trình sản xuất không qua tôi và được làm nguội tự nhiên, có cơ tính cao, độ dẻo dai lớn.
Bề mặt ngoại hình sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Chính phủ Mỹ, tổng thầu B.L Harbert International và nhà thầu thi công.
Thép thanh vằn mác ASTM A615/615M Grade 60 được sử dụng trong dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
Sản phẩm thép thanh vằn này đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về tính ổn định trong môi trường làm việc đặc thù. Thép thành phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn về giới hạn chảy thấp nhất là 420Mpa, giới hạn bền thấp nhất 620Mpa, đặc biệt áp dụng theo công nghệ cán làm nguội tự nhiên, không tôi qua nước.
Để được lựa chọn sử dụng vào công trình Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ, Hòa Phát phải thực hiện các bước thẩm định năng lực sản xuất, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của Chính phủ Mỹ.
Sau khi thẩm định hồ sơ năng lực sản xuất thép thanh vằn chất lượng cao ASTM A615/615M và ASTM A706/706M Grade 60, các chuyên gia của tổng thầu và nhà thầu chính trực tiếp thi công dự án đã tiến hành thăm quan và trao đổi kỹ thuật tại Khu liên hợp Thép Hòa Phát Hải Dương để đánh giá.
Tiếp theo, Hòa Phát tiến hành sản xuất mẫu thép và gửi sang Phòng thí nghiệm tại Washington D.C để kiểm tra, thí nghiệm để được cấp bản chấp thuận cuối cùng.
Nhà sản xuất thép này cho biết, trước các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng đặc thù của các dự án trọng điểm, công ty đã dựa trên các đặc điểm kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm để nghiên cứu sản xuất, điều chỉnh các yếu tố về quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất theo yêu cầu của khách hàng và chủ đầu tư.
Thị trường thép chất lượng cao hiện ra sao?
Thép chất lượng cao là vật liệu quan trọng để sử dụng trong các công trình lớn, đặc biệt phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu, thép kết cấu và các lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Theo báo cáo đề xuất “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Bộ Công Thương, các chủng loại thép hợp kim sử dụng trong đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Cụ thể, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô và cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bộ Công Thương nhận định đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.
Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
-
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên lục địa.
-
Khóa cửa điện tử thông minh có thực sự an toàn?
Khóa điện tử thông minh là loại khóa sử dụng công nghệ hiện đại để thay thế cho chìa khóa vật lý truyền thống. Người dùng có thể mở khóa bằng vân tay, mã PIN, thẻ từ hoặc ứng dụng trên điện thoại....
-
Điều gì khiến bục giảng thông minh INDOTA trở thành xu hướng mới?
Với khả năng hỗ trợ đa dạng từ lớp học thông minh, học trực tuyến đến học nhóm, bục giảng thông minh INDOTA là lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho bục giảng truyền thống, giúp tối ưu hóa trải nghiệm giảng dạy và học tập....
-
Trình làng nhiều sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến ngành xây dựng tại Vietbuild Hà Nội 2024
Triển lãm Quốc tế Vietbuild lần thứ 4 tổ chức tại Hà Nội thu hút hơn 900 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Đây là cơ hội khách hàng, doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu, xu hướng phát triển các dòng sản phẩm vật liệu mớ...