Trong vài ngày qua, một quyết định được cho là của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Đinh Văn Thu - lan truyền trên mạng về việc tỉnh Quảng Nam cấp phép đầu tư dự án chuỗi khách sạn, khu phức hợp giải trí ở phường Cẩm Nam, TP Hội An.
Quyết định giả được lan truyền trên mạng trong vài ngày qua.
Văn bản giả mạo này có dấu mộc, chữ ký của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu. Nội dung văn bản đề cập việc UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chuỗi khách sạn 5 sao, khu phức hợp kết hợp casino, giải trí tại phường Cẩm Nam, phố cổ Hội An.
Trao đổi với báo chí trưa 28/2, ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – khẳng định, đây là văn bản giả, ông không kí quyết định nào phê duyệt đầu tư chuỗi khách sạn, khu phức hợp giải trí ở phường Cẩm Nam, TP Hội An.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, chữ ký trong văn bản không phải là của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu, mẫu văn bản cũng được làm một cách rất sơ sài, không đúng mẫu. Số hiệu văn bản cũng không nằm trong hệ thống quản lý điều hành văn bản hành chính của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam…
Văn bản giả được gửi đến Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Nam (Không có Sở nào có tên Sở Kế hoạch Đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Nam-PV) và UBND TP Hội An. Trên các trang chuyên về bất động sản Hội An, văn bản này được chia sẻ và truyền đi đã gây xôn xao cho giới đầu tư đất đai tại địa phương này.
Chiều ngày 28/2, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch TP Hội An – khẳng định, văn bản lan truyền trên mạng là giả mạo 100% và sai hoàn toàn sự thật. Tỉnh Quảng Nam cũng như Hội An chưa có chủ trương đầu tư nào tương tự nên nội dung trong văn bản hoàn toàn là bịa đặt.
Cũng theo ông Sơn, chữ ký đó không phải của ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh. Mẫu văn bản, thể thức và kể cả các căn cứ cũng sai. Mục đích việc giả văn bản là để “thổi” giá bất động sản ở TP Hội An và TP Đà Nẵng.
-
Giá đất quanh Vincity Đại Mỗ tăng nóng: Cẩn thận “sốt ở miệng cò”
CafeLand - Hiệu ứng từ cơn sốt Vincity khiến cho giá trị đất nền tại các khu vực quanh dự án đang bị đẩy lên. Trong đó, khu vực dọc trục đại lộ Thăng Long- tuyến đường huyết mạch phía tây thủ đô, nơi dự án Vincity Sportia đang triển khai rầm rộ- giá đất một số nơi tăng đến 40 – 50%, có nơi tăng gần 100%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, không loại trừ khả năng có sự tham gia chi phối của “cò đất” trong việc đẩy giá đất nền lên cao tại những khu vực này.
-
Bất ngờ với giá đất nền các tỉnh sau đỉnh sốt, liệu đã đến lúc để mua vào?
Theo VARS, nhiều địa phương đã bắt đầu xuất hiện giao dịch đất nền trong quý 3. Tuy nhiên, giá đất nền chủ yếu đi ngang, một số khu vực cắt lỗ mạnh từ 30 – 50%.
-
Tất tay mua đất ven đô, rao bán lỗ 8 tháng không ai hỏi
Nắm bắt thị hiếu của khách hàng về không gian sống sinh thái sau những đợt giãn cách do Covid-19, nhiều người đã không ngại vay hàng tỷ đồng để đầu tư đất ven đô Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khá phũ phàng khi nhiều lô đất được rao bán nửa ...
-
Điều gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản khi bắt buộc giao dịch đất nền phải qua sàn?
Lâu nay bất động sản giao dịch qua sàn chủ yếu là sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng đất (QSDĐ). Loại hình này vẫn được chuyển nhượng một cách tự do, thiếu kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ luỵ gây nhiễu loạn thị trường như đầu cơ, ...