Ảnh minh hoạ
Ngày 14/4, tại Hội nghị công bố đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500, TP.Hà Nội đã chính thức công bố phương án, vị trí xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu – một công trình hạ tầng chiến lược kết nối trực tiếp giữa huyện Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và tỉnh Hưng Yên.
Cầu lớn, đường rộng, tầm nhìn xa
Tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 7,5km, trong đó riêng phần cầu vượt sông Hồng và cầu dẫn đã dài tới 7,2km. Cầu Ngọc Hồi có quy mô mặt cắt ngang 33m, gồm 6 làn xe cơ giới cùng làn hỗn hợp, tách nhập, lề đi bộ. Các đoạn đường dẫn hai bên cầu cũng cực kỳ “khủng”: mặt cắt ngang từ 60 đến 80m, gồm cầu dẫn trung tâm, đường gom đô thị song hành và vỉa hè hai bên.
Điểm đầu cầu kết nối với tuyến đường Vành đai 3,5 tại huyện Thanh Trì, điểm cuối dừng ở xã Kim Đức, huyện Gia Lâm – ngay giáp ranh với địa phận tỉnh Hưng Yên.
Tổng vốn đầu tư sơ bộ của dự án lên tới 11.770 tỷ đồng, được chia làm 6 dự án thành phần. Trong đó, riêng dự án xây dựng cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu đã chiếm tới 10.198 tỷ đồng.
Dự kiến, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tối thiểu 50%, phần còn lại do ngân sách Hà Nội và Hưng Yên đảm nhiệm – bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và các tuyến đường gom song hành.
“Cầu nối” cho phát triển vùng Thủ đô
Theo giới chuyên gia, việc hình thành cầu Ngọc Hồi sẽ không chỉ rút ngắn hành trình giữa Hà Nội và Hưng Yên, mà còn giải phóng áp lực giao thông cho các cây cầu hiện hữu, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp, logistics, bất động sản, thương mại ở cả hai đầu cầu.
Đây cũng là “mắt xích” quan trọng giúp hoàn thiện hệ thống giao thông liên kết vùng Thủ đô, tăng khả năng thu hút đầu tư và phát triển đô thị vệ tinh ở Hưng Yên – nơi đang nổi lên là điểm nóng về công nghiệp, đô thị hóa và nhà ở giá vừa.
-
Hà Nội chi gần 880 tỷ đồng xây cầu vượt Lê Trọng Tấn – Quốc lộ 6
Hà Nội vừa chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư cầu vượt tại nút giao đường Lê Trọng Tấn – Quốc lộ 6, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026–2028.
-
Phương án xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch mà Đồng Nai vừa đề xuất có gì đặc biệt?
Dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng chiều dài phần đường và cầu khoảng 11,37km, trong đó chiều dài cầu hơn 3km, tĩnh không thông thuyền 55m. Quy mô đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang cầu 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp.
-
Bất động sản 24h: Đề xuất phương án cụ thể cho dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái
Thông tin mới về khu công nghiệp tỷ USD tại Bình Dương; Thông tin mới nhất về xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch; Danh sách và tên gọi dự kiến 34 tỉnh sau sáp nhập... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.






-
Hà Nội tính kích hoạt tiềm năng bãi sông: Được dựng nhà, mở vườn sinh thái, làm du lịch trải nghiệm
Hà Nội đang xây dựng một bước đột phá mới trong quản lý và khai thác quỹ đất bãi sông, bãi nổi - những khu vực tưởng chừng chỉ dành cho nông nghiệp thuần túy bằng cách đề xuất cơ chế cho phép phát triển đa mục đích như nông nghiệp sinh thái, du lịch,...
-
3 điểm đến chiến lược sẽ làm nên diện mạo mới cho du lịch Hà Nội
Ba Vì – Phố cổ – Hương Sơn được chọn làm trọng điểm phát triển, kết nối di sản và trải nghiệm hiện đại tại Hà Nội.
-
Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên 10 làn xe
Nhà đầu tư kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép lập đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên quy mô 10 làn xe theo phương thức đối tác công - tư (PPP).