Sức hấp dẫn của bất động sản núi
Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư dự án bất động ở các tỉnh Tây Nguyên nở rộ. Hàng loạt “ông lớn” đã và đang có ý định triển khai những đại đô thị mang đến nhiều kỳ vọng phát triển cho các phố núi nổi tiếng ở Tây Nguyên như: Đà Lạt và Bảo Lộc (Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Pleiku (Gia Lai)…
Xu hướng đầu tư bất động sản núi đang nở rộ (Ảnh: Minh hoạ)
Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND TP. Đà Lạt và Công ty Cổ phần địa ốc Đại Quang Minh về việc thống nhất phạm vi nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông TP. Đà Lạt có diện tích hơn 530ha.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu ý tưởng quy hoạch gồm một phần phường 9 (quy hoạch phân khu A9, B3), phường 11 (quy hoạch phân khu Ca, C2, C3) và phường 12 (khu vực hồ Than Thở).
Trước đó, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (gọi tắt liên danh) đã có đề xuất tài trợ lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án tại huyện Lâm Hà có quy mô lên đến 15.000ha.
Phạm vi 15.000ha do liên danh đề xuất được xác định bao gồm thị trấn Nam Ban, các xã Mê Linh, Đông Thanh, Nam Hà, Gia Lâm, Phi Tô, huyện Lâm Hà và một phần thuộc xã Bình Thạnh, Hiệp Thạnh và Liên Hiệp, huyện Đức Trọng.
Theo liên danh này nhận định khu đất phù hợp với mục tiêu hình thành một “khu đô thị mới tầm cỡ hiện đại, đồng bộ và đa chức năng”, trong đó nổi bật là: đô thị kết hợp với khoa học - giáo dục, đô thị hành chính, đô thị nông nghiệp kỹ thuật cao, đô thị sáng tạo, đô thị kết hợp sinh thái - dịch vụ.
Dự án quy mô lớn nhất hiện nay đang được một doanh nghiệp tên tuổi đầu tư là NovaWorld Đà Lạt, tọa lạc trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng với quy mô 650 ha và 183 ha diện tích mặt hồ, bao gồm các hạng mục biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại, nhà phố, căn hộ, khách sạn…
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, dự án đình đám nhất trong khoảng thời gian gần đây phải kể đến là Thành phố Cà Phê do Tập đoàn Trung Nguyên làm chủ đầu tư. Dự án này được xây dựng trên tổng diện tích 45,45 ha, với mật độ xây dựng 27%; mật độ cây xanh và mặt nước khoảng 50%.
Giai đoạn 1, dự án triển khai phân khu Tesla và Cantana với tổng số 552 sản phẩm bao gồm nhà liên kế, nhà phố thương mại.
Bên trong dự án được đầu tư hệ thống tiện ích như trường mầm non Living, trường tiểu học Happy, trung tâm thương mại, công viên Zen Garden,…và thừa hưởng tiện ích Bảo tàng thế giới cà phê đã hiện hữu.
Ông lớn chưa lên “cò con” đã làm loạn
Mặc dù phần lớn dự án ở các phố núi hiện nay chỉ đang ở mức đề xuất, xin khảo sát. Tuy nhiên, nhiều nhóm đầu cơ chỉ cần những thông tin như vậy để “tung chiêu” lũng đoạn thị trường nhà đất. Bên cạnh dựa hơi các “ông lớn” thì những dự án hạ tầng giao thông như các tuyến cao tốc sắp triển khai cũng được các nhóm đầu cơ “vịn” vào để tạo nên những cơn sốt đất.
Những đồi chè, cà phê xanh ngát bạt ngàn từ xưa vốn là thương hiệu của những phố núi thì nay đang dần biến mất trước sức nóng của tình trạng phân lô bán nền trái phép. Bảo Lộc là một trong những điểm nóng như vậy.
Nhiều đồi chè Bảo Lộc đang bị biến thành các dư án phân lô án nền (Ảnh: Zing)
Nằm cách Đà Lạt khoảng hơn 100km, Bảo Lộc sở hữu những vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng không thua kém “người anh” Đà Lạt. Thành phố này thích hợp để phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng núi, sinh thái, homestay, trang trại nghỉ dưỡng, nông nghiệp sạch…
Trong những năm gần đây, ăn theo thông tin về cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và loạt doanh nghiệp bất động sản lớn sắp xin làm dự án ở đây mà thị trường nhà đất Bảo Lộc liên tục sốt nóng.
Trong khi các đại dự án chỉ mới đề xuất ý tưởng thì hàng loạt doanh nghiệp bất động sản nhỏ lẻ đã đổ về đón sóng gây ra nhiều “biến tướng”.
Hình thức phổ biến của những doanh nghiệp này là mua gom lượng lớn đất nông nghiệp của người dân, sau đó dù chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn tiến hành làm hạ tầng nội khu rồi phân lô rao bán. Với chiêu thức “làm trước xin sau” hàng loạt đồi chè vốn là thương hiệu của vùng đất Bảo Lộc đã nhanh chóng bị cạo trọc rồi “hô biến” thành các "dự án" phân lô để bán.
Đặc biệt mới đây, báo chí phát hiện một doanh nghiệp đã cả gan “xẻ thịt” quả đồi có diện tích 36ha ở Thành phố Bảo Lộc để phân thành 1.000 lô đất rồi rao bán mà cơ quan thẩm quyền không hề hay biết.
Chị Xuân, một người dân Bảo Lộc lo lắng, thành phố này sẽ mất đi bản sắc vốn có nếu tình trạng phân lô bán nền tiếp tục tràn lan. Từ xưa đến nay, du khách đến với Bảo Lộc là nhờ những đồi chè xanh ngát, khí hậu phong cảnh đặc trưng nhưng hiện nay những hình ảnh đó đang dần biến mất.
Trên các diễn đàn, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên cũng liên tục “ca thán” trước sự phát triển quá nóng của bất động sản của địa phương. Họ lo ngại vùng đất “đầy nắng và gió” sẽ bị bê tông hoá, ồn ào, quá tải như thành phố Đà Lạt đang phải gánh chịu.
Chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cũng đã có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền trái phép. Cụ thể, nhiều tỉnh tạm thời ngưng tiếp nhận hồ sơ xin tách thửa, rà soát thanh tra các dự án, xử lý kỉ luật cán bộ để xảy ra sai phạm trên địa bàn. Đồng thơi, xử lý nghiêm các đối tượng đầu cơ cơ, cò đất tung tin thất thiệt nân giá đất để trục lợi bất chính.
-
Tương lai Lâm Đồng năm 2030 sẽ ra sao với loạt dự án hạ tầng giao thông?
Theo Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng sẽ tập trung triển khai loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, với tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 ước tính lên đến 757.548 tỷ đồng, nh...
-
“Phù thủy ánh sáng” Isometrix chọn Haus Da Lat kiến tạo công trình ánh sáng đầu tiên tại Việt Nam
Isometrix – “Phù thủy” thắp sáng các công trình biểu tượng thế giới cùng kiến trúc sư vĩ đại Kengo Kuma kết hợp ánh sáng, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật sắp đặt tạo ra công trình ánh sáng độc đáo dành riêng Haus Da Lat, dự kiến khai trương vào thán...
-
Nguồn vật liệu thi công cho các dự án ở Lâm Đồng sắp có chuyển biến mới
36 điểm mỏ khoáng sản tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường.