Giá thép “nhảy múa”, xi măng bình ổn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhóm nhà ở và VLXD trong tháng 6/2023 tăng 6,49% so với cùng kỳ do giá VLXD và giá nhà ở thuê tăng. Bình quân 6 tháng đầu năm, chỉ số giá nhóm này tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,24 điểm phần trăm do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.
Từ đầu năm 2023, giá thép xây dựng đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá bán
Đánh giá về tình hình giá VLXD 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường có nhiều biến động, một số loại vật liệu cát, đá được dự báo sẽ khan hiếm. Trong đó, biến động mạnh nhất của thị trường VLXD là mặt hàng thép xây dựng, có thời điểm giá thép lên đến gần 16 triệu đồng/tấn.
Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này trải qua 20 lần điều chỉnh, trong đó có 6 lần tăng giá liên tiếp vào đầu năm, sau đó giảm liên tiếp 14 lần xuống dưới 14 triệu đồng/tấn. Tương tự, giá các mặt hàng gạch, cát xây dựng… cũng không ngừng tăng lên.
Giá thép giảm trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường nội địa cũng sụt giảm nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng tiêu thụ sản phẩm thép 6 tháng đầu năm 2023 của toàn ngành đạt 12,5 triệu tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xuất khẩu sau nửa đầu năm đạt gần 3,9 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Với xi măng, giá mặt hàng này trung bình 6 tháng đầu năm tương đối ổn định. Cụ thể, sau khi ghi nhận 3 đợt tăng giá trong năm 2022 với tổng mức tăng từ 220.000-270.000 đồng/tấn, đến nay các doanh nghiệp xi măng vẫn giữ nguyên giá bán so với lần tăng giá gần nhất hồi tháng 6/2022.
Hiện tại, giá bán xi măng trong nước đang có sự chênh lệch theo khu vực khi giá xi măng ở miền Nam đang ở mức tương đối cao, ở mức 1,7 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán xi măng tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 13,2-16 triệu đồng/tấn tùy thương hiệu và loại xi măng.
Giá đá, cát xây dựng tăng đột biến
Theo số liệu của Cục Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), giá các loại vật liệu khai thác đất, đá, cát… có nhiều biến động do tình trạng khan hiếm nguồn cung và nhiều bất cập trong cấp phép mỏ vật liệu.
Giá cát, đá xây dựng có khả năng tăng đột biến trong quý 3/2023 do nhu cầu lớn từ các dự án giao thông trọng điểm
Cụ thể, giá cát tăng bình quân 1,5%/tháng do nhu cầu xây dựng tăng. Đáng chú ý, các tỉnh phía Nam có xu hướng tăng mạnh hơn (bình quân 3,4%/tháng). Tính chung quý 2/2023, giá cát xây dựng tăng 2,5% so với quý trước đó.
Tương tự, giá đá xây dựng cũng có xu hướng tăng nhẹ và giữ ổn định qua từng quý. Theo đó, giá mặt hàng này trong quý 1/2023 tăng 2,7% so với cuối năm 2022 và giá bán quý 2/2023 tăng 2,7% so với quý đầu năm.
Theo Bộ Xây dựng, việc tăng giá này có thể lý giải do nhu cầu sử dụng loại vật liệu cho các công trình giao thông đang thi công ở các khu vực trên cả nước, đặc biệt là các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 khu vực miền Trung và miền Nam.
Bên cạnh đó, việc khan hiếm nguồn cát tự nhiên dùng trong thi công, nhu cầu chuyển đổi sang dùng vật liệu cát công nghiệp sản xuất từ đá cũng tăng mạnh.
Bộ Xây dựng cho rằng thị trường VLXD như xi măng, thép xây dựng và nhựa đường… sẽ giữ ổn định hoặc giảm nhẹ trong quý 3/2023. Tuy nhiên, giá cát, đá xây dựng vẫn tiếp tục tăng trong 3 tháng tới do nhu cầu lớn từ các dự án giao thông trọng điểm được khởi công đồng loạt trên cả nước thời gian qua.
-
Thủ tướng “lệnh” giải quyết vướng mắc vật liệu xây dựng cho dự án cao tốc Bắc - Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương giải quyết các thủ tục đăng ký khai thác mỏ vật liệu xây dựng (VLXD) phục vụ làm cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trước 30/6.
-
Đắk Lắk làm rõ một số nội dung công bố giá vật liệu xây dựng
Sở Xây dựng Đắk Lắk vừa có văn bản làm rõ một số nội dung tại công bố giá vật liệu xây dựng tháng 5/2023 trên địa bàn.
-
Khẩn trương mở rộng cao tốc nối TP.HCM với miền Tây lên 6 – 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được mở rộng lên 6 – 8 làn xe nhằm đảm bảo kết nối giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh thành miền Tây.
-
Thủ tướng: Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000km cao tốc, xuyên suốt từ Cao Bằng tới Cà Mau
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau, đây cũng là mục tiêu có tính chất pháp lệnh, đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng, Quốc hội....
-
Chính phủ chỉ đạo gỡ vướng, chốt thời điểm hoàn thành hai tuyến cao tốc quan trọng ở miền Tây
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương cần gấp rút tháo gỡ khó khăn về thủ tục, nguồn vật liệu nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các tuyến cao tốc huyết mạch ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, là tuyến Cần Thơ – Cà Mau và Ch...