Hình minh họa
Nghịch lý thị trường lúc này: Người muốn bán, kẻ muốn mua nhưng cả hai đều “sợ”
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nguời có Bất động sản muốn bán nhưng sợ bán xong sau này sẽ không còn khả năng mua lại. Ngược lại, có người muốn mua nhưng cũng sợ mua xong bị hớ vì khả năng giá Bất động sản còn giảm.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá bán và giao dịch bất động sản đồng loạt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giá chung cư tại các địa phương giảm từ 2-6% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6-10% so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 8-11%. Nửa đầu năm 2023, toàn thị trường có khoảng 187.000 giao dịch thành công, đạt 36,13% so với cùng kỳ 2022. Lượng giao dịch giảm chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền, trong khi lượng giao dịch đối với nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ giảm, chỉ bằng 40,69% so với 6 tháng cuối năm 2022.
Do áp lực lãi vay, kinh doanh sản xuất khó khăn, nhiều nhà đầu tư chấp nhận giảm giá mạnh, thậm chí cắt lỗ để thoát hàng. Ghi nhận thực tế tại các quận huyện của TP.HCM như quận 9 (cũ), Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ… giá bán phân khúc đất nền đều giảm mạnh từ 20 – 30% so với trước. Thậm chí, một vài lô đất được chủ “ngôp” được rao bán cắt lỗ lên đến hàng tỉ đồng cũng không tìm được người mua.
Năm 2025 sẽ hoàn thành 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành trị giá 2.630 tỉ đồng
2 tuyến đường vừa khởi công nằm trong dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Cụ thể, tuyến số 1 dài 4,3km, kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến Quốc lộ 51 để đi TP.HCM và các tỉnh phía Tây sân bay. Tuyến đường phục vụ tốc độ lên tới 80km/h, được dùng để vận chuyển máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác thi công xây dựng các hạng mục sau này của Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1. Tuyến số 2 dài 3,5 km trùng với 1 đoạn của tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Tuyến này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100 km/h.
Trên các tuyến xây dựng 9 cầu với tổng chiều dài hơn 3,8km và 3 nút giao khác mức gồm: nút giao tuyến số 1 với QL51; nút giao tuyến số 1 với tuyến số 2; nút giao tuyến 2 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.630 tỉ đồng, thời gian thi công là 2 năm 4 tháng (885 ngày). Dự kiến 2 tuyến đường sẽ về đích năm 2025.
TP.HCM đấu giá lại lô đất từng được doanh nghiệp trả 2,43 tỉ đồng/m2
Các lô đất sẽ được ưu tiên đấu giá trước có ký hiệu 1-2, 1-3 thuộc Khu chức năng số 1. Sở TNMT đề xuất thành phố phê duyệt phương án đấu giá trước ngày 5/10/2023, tổ chức bán đấu giá trong tháng 6/2024. Với lô đất 3-5 thuộc Khu chức năng số 3, đề xuất phê duyệt phương án đấu giá trước ngày 10/11/2023, tổ chức bán đấu giá trong tháng 7/2024. Sau khi đấu giá thành công 3 lô đất này, các cơ quan sẽ triển khai lập kế hoạch chi tiết đấu giá 7 lô đất còn lại gồm lô đất ký hiệu 3-8, 3-9 và 3-12 thuộc khu chức năng số 3, lô ký hiệu 1-5, 1-6, 1-9 và 1-10 thuộc khu chức năng số 1 và lô 7-1 thuộc khu chức năng số 7.
Ngoài ra, 8 lô đất khác gồm 6 lô thuộc khu chức năng phức hợp thể thao giải trí 2C và hai lô kí hiệu 1 -12, 1 – 20 cũng được đề xuất hoàn tất mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch để sớm tổ chức đấu giá. Trong danh sách các lô đất trên, đáng chú ý có 4 lô ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9 và 3-12 thuộc Khu chức năng số 3 từng được doanh nghiệp đấu giá thành công với tổng số tiền hơn 37.000 tỉ đồng vào cuối năm 2021. Đặc biệt, riêng lô đất 3 – 12 lập kỉ lục trúng đấu giá với số tiền lên đến 2,43 tỉ đồng/m2. Tuy nhiên, sau đó cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc.
Giá bất động sản bị đẩy lên quá cao, cả người mua ở lẫn đầu tư đều do dự
Nhìn lại thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội cho biết, thị trường căn hộ tiếp tục mất cân đối về nguồn cung khi căn hộ trung và cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi tỷ lệ căn hộ vừa túi tiền ngày càng giảm và ở mức thấp trong tương quan với tổng nguồn cung được chủ đầu tư tung bán trên thị trường.
Theo bà Hằng, mặc dù nhu cầu thực đối với phân khúc căn hộ vẫn ở mức lớn nhưng hầu hết là phân khúc sản phẩm vừa túi tiền, có vị trí đi lại thuận tiện, tiện ích nội khu và xung quanh đa dạng. Nhưng nguồn cung sơ cấp căn hộ trên thị trường hiện nay không nhiều, trong khi nguồn cung thứ cấp của dòng sản phẩm này thì tỷ lệ dân ở ổn định cũng khá cao, khiến nguồn cung gần như hạn chế.
Địa phương được tự quyết khu vực phân lô, bán nền: Cần quy định rõ để tránh “ôm đất” đầu cơ
Địa phương được tự quyết khu vực phân lô, bán nền: Cần quy định rõ để tránh “ôm đất” đầu cơ
Nghị định số 35 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11 về quản lý đầu tư phát triển đô thị cho phép UBND cấp tỉnh quy định cụ thể khu vực được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được duyệt, đáp ứng các quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản mà không phải xin ý kiến Bộ Xây dựng.
Dự án được phân lô bán nền phải phù hợp với các cấp độ quy hoạch đô thị; đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng của toàn bộ dự án hoặc theo phân kỳ đầu tư được duyệt; việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm tuân thủ nội dung và tiến độ dự án được duyệt.
Đồng thời, không thuộc khu vực có yêu cầu cao về quản lý kiến trúc cảnh quan, mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị; khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị.
Dự kiến chi 960.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng, TP.HCM sẽ tập trung vào các dự án nào?
Lãnh đạo thành phố nhìn nhận phát triển hạ tầng giao thông phải đi liền với hình thành hạ tầng đô thị, công nghiệp, dịch vụ, logictics, du lịch. Do đó, UBND TP.HCM dự tính phát triển kinh tế giao thông với tầm nhìn là mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Theo đó sẽ nghiên cứu quy hoạch xung quanh các nút giao của tuyến Vành đai 3 và các tuyến giao thông khác cùng quy hoạch xung quanh các nhà ga của các tuyến Metro.
Thành phố đang chỉ đạo tổ nghiên cứu rà soát quy hoạch dọc theo 2 bên rạch Xuyên Tâm hay kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên để nghiên cứu điều chỉnh, phát huy hiệu quả, tạo thêm quỹ đất dọc theo tuyến đường ven sông, ven kênh rạch, vừa tạo cảnh quan vừa tạo không gian. Ước tính, nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông của Thành phố từ nay đến năm 2030 là khoảng 960.000 tỉ đồng. Con số này vượt quá khả năng năng cân đối từ ngân sách Thành phố để đầu tư công do đó lãnh đạo thành phố kết hợp đầu tư công tư (PPP) thông qua việc huy động nguồn vốn xã hội.
-
Nóng trong tuần: Lãi suất cho vay đã giảm?
Một ngân hàng giảm lãi suất cho vay chỉ còn 5%; BIDV và Agribank đã bắt đầu cho vay gói nhà xã hội 120 nghìn tỷ; Các chủ đầu tư bất động sản bắt đầu bung hàng trở lại; Giá giao dịch chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền đồng loạt giảm... là những thông tin nóng trong tuần qua.