Thăm dò
Năm 2020, anh Vương (TP. Thủ Đức) gom hết toàn bộ tiền tích luỹ và vay ngân hàng 1 tỉ đồng để mua căn hộ đầu tiên sau nhiều năm làm việc ở TP.HCM. Căn hộ của anh thuộc dự án nằm mặt tiền đường Vành đai 2 (đoạn nút giao Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng). Dù diện tích chỉ gần 50m2 nhưng thời điểm đó anh Vương đã phải bỏ ra 1,8 tỉ đồng để mua.
“Thị trường lúc đó thì căn hộ có giá trên dưới 2 tỉ đồng là thấp nhất rồi. Dự án đã bàn giao nên mình cũng yên tâm”, anh Vương nói.
Tuy nhiên, trải qua năm dịch bệnh covid và hiện nay tình hình kinh tế khó khăn khiến anh Vương đang trăn trở muốn bán đi căn nhà tâm huyết của mình. Do lãi suất tăng, hiện mỗi tháng anh đang phải “gồng” hơn 15 triệu đồng tiền nợ ngân hàng. Ngoài ra, công việc chính cũng bị ảnh hưởng, thu nhập hiện chỉ còn 50% so với trước nên cuộc sống thiếu trước, hụt sau.
Anh Vương nhờ môi giới rao bán nhà từ cuối năm 2022 với giá 1,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, dù giảm giá xuống thấp hơn cả lúc mua vào cũng không có tìm được khách mua.
Chị Linh, môi giới bán nhà cho anh Vương chia sẻ, sau khi đăng tin rao bán nhiều khách hàng cũng gọi điện trao đổi. Tuy nhiên, phần lớn họ chỉ tham khảo, chứ chưa thực sự quyết định.
Theo chị Linh, hiện nay nhiều người có nhu cầu mua nhà ở thật nhưng vẫn chưa dám mua vì đang có quá nhiều nỗi sợ. Thứ nhất là họ sợ mua “hớ” vì cứ nghĩ rằng khó khăn của thị trường bất động sản còn kéo dài, giá nhà đất sẽ còn giảm. Nỗi sợ thứ hai là lãi suất ngân hàng hiện vẫn quá cao.
Anh Vương cũng thừa nhận, dù rất muốn bán nhà nhưng anh cũng sợ. Anh sợ nếu bán lỗ trong giai đoạn này, nếu thị trường hồi phục nhanh, khả năng sau này sẽ khó mua lại được căn hộ khác với giá này.
Ngoài ra, căn hộ của anh vẫn còn khả năng tăng giá vì sắp bàn giao sổ hồng. Đặc biệt, đoạn đường Vành đai 2 sau nhiều năm bất động đang có thông tin khởi công trở lại trong năm nay.
Do đó, anh Vương đang lưỡng lự. Nếu vẫn bị khách ép giá xuống thấp hơn anh sẽ tìm cách khác để cầm cự, quyết tâm giữ lại căn nhà để chờ thị trường sáng sủa hơn.
Người mua thiếu niềm tin
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá bán và giao dịch bất động sản đồng loạt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, giá chung cư tại các địa phương giảm từ 2-6% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6-10% so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 8-11%.
Nửa đầu năm 2023, toàn thị trường có khoảng 187.000 giao dịch thành công, đạt 36,13% so với cùng kỳ 2022. Lượng giao dịch giảm chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền, trong khi lượng giao dịch đối với nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ giảm, chỉ bằng 40,69% so với 6 tháng cuối năm 2022.
Do áp lực lãi vay, kinh doanh sản xuất khó khăn, nhiều nhà đầu tư chấp nhận giảm giá mạnh, thậm chí cắt lỗ để thoát hàng. Ghi nhận thực tế tại các quận huyện của TP.HCM như quận 9 (cũ), Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ… giá bán phân khúc đất nền đều giảm mạnh từ 20 – 30% so với trước. Thậm chí, một vài lô đất được chủ “ngôp” được rao bán cắt lỗ lên đến hàng tỉ đồng cũng không tìm được người mua.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm môi giới bất động sản, chị Linh cho biết, hiện nay giá bán bất động sản giảm mạnh, thậm chí có người chấp nhận bán thấp hơn cả thời điểm mua vào cách đây 2 – 3 năm. Tuy nhiên, thị trường vẫn yếu thanh khoản là do người mua đang mất niềm tin, cho rằng giá bất động sản hiện nay đang tăng ảo.
Đồng quan điểm, anh Bình, một nhà đầu tư bất động sản cho biết, trong mấy năm gần đây, không ít dự án bị thổi phồng một cách quá mức, đẩy giá lên quá cao so với chất lượng, tiện ích thực tế. Một số chủ đầu tư bất động sản “tai tiếng” vì huy động vốn trái phiếu thiếu minh bạch, không giữ đúng cam kết khiến cho niềm tin của người dân vào thị trường bất động sản sụt giảm.
Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn bất động sản tốt, nhưng chủ nhà không thể bán đúng giá trị vì bị “vạ lây”. Trong khi đó, nhiều người mua có nhu cầu nhưng lại chần chừ vì chưa đủ tin tưởng.
Theo anh Bình, với những ai đang có nhu cầu mua nhà ở thì đây là thời điểm tốt để cân nhắc. Chỉ cần dựa vào một vài tiêu chí như dự án có đầy đủ pháp lý, chủ đầu tư uy tín, vị trí đông khu dân cư, có thể ở hoặc cho thuê thì có thể quyết định.
“Những nhà đất này do chủ thật sự khó khăn họ mới bán. Nếu giảm giá 5 – 10%, thậm chí giá bằng một hai năm trước là đã có thể mua”, anh Bình nói.
-
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm?
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm được ấn định là sẽ chưa thể phục hồi được ngay. Song mua bất động sản tiềm năng, chờ tăng giá lại là thời điểm hợp lý cho những ai nắm trong tay tiền mặt, bởi có những sản phẩm, nếu không vì khủng hoảng thì không bao giờ có mức giá tốt như vậy.
-
Hàng loạt dự án lớn tại TP.HCM đón tin vui, trong đó có "siêu dự án" 2,5 tỷ USD tại Hóc Môn
Dự án đô thị Đại học Quốc tế đã được xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết. Với 5 dự án còn lại, trong đó có dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng, các bộ, ngành, TP.HCM đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, Chính phủ sẽ ban hành nghị qu...
-
ACB bác tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
ACB khẳng định thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển hàng chục triệu USD ra nước ngoài là thông tin bịa đặt.
-
TP.HCM chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành trung tâm tài chính quốc tế
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi tập trung các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hay đầu tư mà còn là nơi hội tụ của tri thức, công nghệ và sự kết nối toàn cầu....