TP.HCM dự kiến đầu tư 960.000 tỉ đồng phát triển hạ tầng giao thông từ nay đến năm 2030
Tại Kỳ họp thứ 10, HĐND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP đã chia sẻ kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông của thành phố trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Lãnh đạo thành phố nhìn nhận phát triển hạ tầng giao thông phải đi liền với hình thành hạ tầng đô thị, công nghiệp, dịch vụ, logictics, du lịch. Do đó, UBND TP.HCM dự tính phát triển kinh tế giao thông với tầm nhìn là mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD).
Bước đầu, Thành phố đã thành lập tổ nghiên cứu mô hình TOD, theo đó sẽ nghiên cứu quy hoạch xung quanh các nút giao của tuyến Vành đai 3 và các tuyến giao thông khác cùng quy hoạch xung quanh các nhà ga của các tuyến Metro.
Thành phố đang chỉ đạo tổ nghiên cứu rà soát quy hoạch dọc theo 2 bên rạch Xuyên Tâm hay kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên để nghiên cứu điều chỉnh, phát huy hiệu quả, tạo thêm quỹ đất dọc theo tuyến đường ven sông, ven kênh rạch, vừa tạo cảnh quan vừa tạo không gian.
Ước tính, nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông của Thành phố từ nay đến năm 2030 là khoảng 960.000 tỉ đồng. Con số này vượt quá khả năng năng cân đối từ ngân sách Thành phố để đầu tư công do đó lãnh đạo thành phố kết hợp đầu tư công tư (PPP) thông qua việc huy động nguồn vốn xã hội.
Lãnh đạo sở giao thông vận tải TP.HCM cho biết Thành phố vừa đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ, cho thấy nguồn lực dành cho giao thông so với kế hoạch thực hiện chỉ đạt 30%, đó là nguyên nhân thực hiện các dự án chậm, thực hiện quy hoạch giao thông chậm.
Thông tin về tiến độ các dự án đang triển khai, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết:
Dự án mở rộng và xây mới Quốc lộ 50 đoạn qua Bình Chánh cơ bản hoàn thành cuối năm 2024 và đi vào vận hành trước 30/4/2025.
Ngành giao thông nghiên cứu quy hoạch có 5 tuyến đường trên cao dài 71 km, tổng mức đầu tư hơn 89.000 tỉ đồng. Dự án gặp vướng mắc khi chi phí bồi thường rất lớn. Riêng tuyến đường trên cao số 5 giai đoạn 1 (nút giao Trạm 2 - ngã tư An Sương) hơn 15.400 tỉ đồng được đề xuất làm theo hình thức đối tác công tư, dự tính thực hiện từ nay đến năm 2025.
Dự án cầu Cần Giờ hiện đang bước vào giai đoạn rà soát, xem xét. Dự kiến UBND TP.HCM sẽ trình HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư cuối năm 2023, chuẩn bị khởi công năm 2025, hoàn thành năm 2028.
Để tăng cường kết nối với huyện Cần Giờ, ngành giao thông cũng lên kế hoạch đầu tư xây dựng nút giao thông đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành tại xã Bình Khánh cũng như nâng cấp, mở rộng các cầu trên đường Rừng Sác. Giai đoạn sau năm 2030, TP.HCM sẽ làm đường kết nối cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với đường Rừng Sác…
Sở GTVT cũng phối hợp Sở Du lịch bàn giải pháp để đến năm 2025 có ít nhất 5 tuyến giao thông đường thủy.
-
Cầu 10.000 tỉ đồng nối huyện đảo Cần Giờ sẽ được khởi công vào tháng 4/2025
Dự án cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè với huyện đảo Cần Giờ (TP.HCM) có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào dịp 30/4/2025.
-
Giao dịch bất động sản tăng vọt, thuế và phí trước bạ đạt 6.540 tỷ đồng
9 tháng qua, thu thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản tăng cao, chủ yếu do nhu cầu giao dịch bất động sản của người dân tăng.
-
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026 và hoàn thành vào năm 2028. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cải thiện hạ tầng giao thông của TP.HCM, đặc biệt là với vai trò huyết mạch nối liền thành phố với tỉnh B...
-
TP.HCM: Không kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.