21/11/2020 12:30 PM
CafeLand - Dự án bất động sản 'ma' lại nở rộ: Người mua lao đao; Vốn ngoại vào bất động sản tăng 400% trong quý 3; Khổ vì hồ sơ tách thửa tại huyện Hóc Môn bị "ngâm"; Mua cổ phiếu bất động sản, coi chừng “của rẻ là của ôi”... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Dự án bất động sản 'ma' lại nở rộ: Người mua lao đao

Bỏ hàng tỷ đồng mua phải đất nền của dự án “ma” ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương… người dân mất tiền nhưng không nhận được nền đất. Hiện tại, công an các địa phương trên đang kiểm tra, xác minh vụ việc có tính chất chiếm đoạt tài sản trong ký hợp đồng mua bán đất dự án.

Trong đơn tố cáo gửi đến báo Tiền Phong, bà Nguyễn Thái Hòa (ngụ tại Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa) nói rằng, đầu năm 2018, bà biết Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Bất động sản Vincomreal đang triển khai dự án Golden Central Park ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thông tin bà Hòa nhận được từ phía chủ đầu tư là dự án Golden Central Park giai đoạn 1 có 114 lô đất nền thổ cư 100%, sổ đỏ riêng từng lô và xây dựng tự do. Đến tháng 5/2018, bà Hòa vào TPHCM đăng ký hợp đồng mua lô đất A07, diện tích 105m2 của dự án Golden Central Park. Tháng 8/2018, bà Hòa mua tiếp lô C07 diện tích 137,3m2 và tháng 9/2018 mua tiếp lô đất C06 diện tích 143,7m2. Tất cả 3 lô đất này đều ký hợp đồng mua bán với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Bất động sản Vincomreal.

Vạn dân chung cư tắc 'sổ hồng': Cơ quan quản lý có đùn đẩy?

Theo cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn, dù đã thực hiện hết nghĩa vụ và đóng đầy đủ tiền theo hợp đồng, nhưng trong thời gian dài họ vẫn không nhận được GCN. Tại quận Hà Đông, hàng trăm hộ dân, tại Toà C, Chung cư Hồ Gươm Plaza Hà Đông đang kêu cứu bởi sau 5 năm mua căn hộ và sinh sống tại đây, mặc dù đã hoàn thành 100% nghĩa vụ tài chính cho Chủ đầu tư là Cty CP Tập đoàn Hồ Gươm thế nhưng vẫn chưa nhận được GCN cũng như quỹ bảo trì 2%.

Đại diện cư dân mới đây đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT) về vấn đề sổ đỏ, đơn vị này khẳng định đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư vẫn chưa có báo cáo đầy đủ về vấn đề này. Do đó, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội sẽ tạm dừng tiếp nhận hồ sơ làm cấp “sổ hồng”. Trong khi đó, việc đối thoại với chủ đầu tư gần như đi vào bế tắc vì chủ đầu tư liên tục trốn tránh cư dân.

Mua cổ phiếu bất động sản, coi chừng “của rẻ là của ôi”

Đầu tư cổ phiếu nói chung và cổ phiếu bất động sản nói riêng nếu chỉ dựa vào yếu tố rẻ mà không cân nhắc các yêu tố khác thì nhà đầu tư có khả năng đang đi “hốt rác” nếu gặp phải doanh nghiệp có tình hình tài chính bết bát.

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Lê Nhị Năng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện UBCK Nhà nước tại TP.HCM, cho biết trong năm 2020, đại dịch Covid-19 là thách thức chung với nền kinh tế và thị trường bất động sản. Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều đối diện với khó khăn khi các dự án vẫn đang bị tắc nghẽn khiến nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư.

Khổ vì hồ sơ tách thửa tại huyện Hóc Môn bị "ngâm"

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa giao Công an TP điều tra, xử lý nhiều hồ sơ do có dấu hiệu sai phạm trong vụ 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất bị "ngâm" ở huyện Hóc Môn. Vụ việc bắt đầu từ tháng 11-2017, khi UBND TP HCM chỉ đạo Thanh tra TP thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở tại huyện Hóc Môn giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7-2016.

Nhiều xã tại huyện Hóc Môn có các khu đất nằm trong 1.392 hồ sơ đang bị tạm ngưng giao dịch, không cho xây dựng như xã Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì… thường xuyên "nóng" vì đơn khiếu nại của người dân yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc.

Vốn ngoại vào bất động sản tăng 400% trong quý 3

Tính đến 20/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Bộ Xây dựng cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, bất động sản luôn đứng thứ hai trong danh sách các lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI, sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vốn đăng ký đầu tư trong lĩnh vực bất động sản chỉ đạt gần 3,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng vốn FDI đăng ký mới.

Những quan ngại dòng vốn từ nhà đầu tư Trung Quốc chảy mạnh vào Việt Nam

Trong 10 tháng qua, Trung Quốc có 294 dự án đầu tư mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký là hơn 1,34 tỷ USD; 108 dự án đang hoạt động tăng thêm vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 474 triệu USD, cùng 761 lượt dự án góp vốn mua cổ phần với hơn 353 triệu USD.Như vậy, nguồn vốn đầu tư Trung Quốc cam kết vào Việt Nam đạt hơn 2,16 tỷ USD. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đến nay đạt hơn 18,1 tỷ USD, với 3.087 dự án đầu tư, trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam.

Mặc dù sự gia tăng dòng vốn của Trung Quốc vào Việt Nam là tín hiệu tích cực, tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp, dự án đặc biệt dự án bất động sản tại Việt Nam tạo nhiều rủi ro.

Môi giới nhà đất “chạy” hết mình sau một năm “hết hồn”

Những tháng cuối cùng của năm 2020, thị trường bất động sản bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục tích cực hơn. Đây cũng là thời điểm nhiều môi giới bất động sản nỗ lực bán hàng mong vớt vát lại một năm gần như “mất trắng” do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid – 19.

Chị Xuân Mỹ - một môi giới bất động sản vẫn còn rùng mình khi nhớ lại những tháng ngày bị tàn phá bởi dịch bệnh. Không bán được nhà, chị Xuân Mỹ cùng nhiều đồng nghiệp phải linh hoạt làm thêm các công việc tay trái để tồn tại. Nhiều người chọn bán hàng online, chạy xe công nghệ, giao hàng…tuy thu nhập không thể sánh với hoa hồng bán bất động sản nhưng đó là cách mà môi giới xoay sở để bám trụ với nghề trong giai đoạn khó khăn.

  • Nóng trong tuần: Cảnh giác sập bẫy dự án "ma"

    Nóng trong tuần: Cảnh giác sập bẫy dự án "ma"

    CafeLand - Quy hoạch “treo” do làm theo phong trào; Chiêu trò “bẫy” người dân bỏ tiền tỷ mua bất động sản không pháp lý; Tìm cơ hội đầu tư cuối năm; Xử lý nghiêm chủ đầu tư cố tình “om” quỹ bảo trì; Sau 5 năm về tay Vạn Thịnh Phát, tòa nhà bí ẩn ở TP.HCM vẫn “lạnh lẽo”... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.