Năm 2022 là một năm nhiều thách thức cho nhà đầu tư
Với kinh nghiệm hơn 10 năm đầu tư bất động sản nhưng chưa bao giờ anh Tuấn lại cảm thấy lưỡng lự như hiện tại. Thông thường những năm trước, khoảng thời gian kết thúc năm cũ và chào đón năm mới là lúc anh đưa ra nhiều quyết định trong đầu tư. Tuy nhiên, năm nay mọi chuyện không hề dễ dàng.
Nhà đầu tư này cho biết, sở trường của anh là đầu tư đất nền vùng ven TP.HCM. Đây là loại hình bất động sản rất được ưa chuộng bởi có nhiều lựa chọn mức giá phù hợp, nhanh lời và tính thanh khoản khá tốt. Tuy nhiên, đó là thời điểm khi dịch bệnh Covid – 19 chưa xuất hiện. Trong hai năm vừa qua, dưới tác động của dịch bệnh nhà đầu tư vùng ven buộc phải cẩn trọng hơn.
Theo anh Tuấn, năm 2022 tiếp tục là một năm sẽ khó khăn và buộc nhà đầu tư phải thay đổi chiến lược nếu muốn tồn tại. Thứ nhất, dịch bệnh vẫn là ẩn số khó đoán. Mặc dù hiện nay nền kinh tế đã mở cửa trở lại nhưng vẫn chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Không ai có thể biết trước được dịch bệnh sắp tới sẽ ra sao, liệu có bị phong tỏa, giãn cách nữa hay không. “Người dân không làm ăn gì được thì lấy tiền đâu mua đất”, anh Tuấn nói.
Thứ hai, năm 2022 là năm có thể sẽ chứng kiến hiệu ứng “đổ bệnh” hàng loạt của các nhà đầu tư. Nguyên nhân là sức chịu đựng của họ đã bị bào mòn trong hai năm qua nếu tiếp tục gặp khó khăn họ buộc phải bán tháo. Cùng với đó, nguy cơ lạm phát chực chờ có khả năng đẩy lãi suất cho vay của ngân hàng tăng lên.
Thứ ba là giá bất động sản trong năm 2022 sẽ tiếp tục tăng cao và tiềm ẩn nguy cơ sốt ảo. Thực tế, trong những tháng cuối năm 2021, thị trường đất nền ở nhiều địa phương đồng loạt “nóng rực” một cách khó hiểu. Có lô đất chỉ trong vài tháng đã tăng giá gấp 2 – 3 lần. Tuy nhiên, người mua thực không thấy xuất hiện mà chỉ do đội ngũ cò lái tung chiêu thổi giá. Thêm vào đó, những “cú sốc” như 2,4 tỉ đồng/m2 đất ở Thủ Thiêm cũng có tác động không nhỏ đến thị trường. Nhiều chủ đất đang liên tục thổi giá. “Không loại trừ khả năng sau tết Nguyên đán 2022 sẽ xuất hiện những cơn sốt đất ảo kiểu như ở Hớn Quản đầu năm 2021 hay Bình Ba đầu năm 2020”, anh Tuấn dự đoán.
Theo anh Tuấn, kịch bản trái ngược có thể xảy ra năm 2022 nếu dịch bệnh vẫn phức tạp. Thứ nhất, một số lượng lớn nhà đầu tư buộc phải ra hàng sau khi đã cố gắng cầm cự trong hai năm qua. Áp lực lãi vay ngân hàng đè nặng khi nguồn thu nhập tụt giảm. Tuy nhiên, sẽ có một nghịch lý là người muốn bán ra nhiều nhưng người có khả năng mua vào rất ít. Bởi người mua cũng cẩn trọng hơn, việc vay ngân hàng không còn dễ dàng, giá người bán và người mua chênh lệch quá lớn. Do đó, để có thanh khoản thì người bán buộc phải giảm sâu mức giá kỳ vọng.
Ngược lại, sẽ có một nhóm nhỏ những người có năng lực tài chính mạnh, khả năng duy trì được tối thiểu từ 3 – 5 năm sẽ mua thêm được những bất động sản ưng ý.
Đặc biệt, anh Tuấn cho rằng, năm 2022 thị trường sẽ không có “đất diễn” cho người muốn đầu cơ lướt sóng. Bởi khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng khó khăn hơn và tính thanh khoản của thị trường không nhanh như mong đợi.
-
eMagazine: Liệu có làn sóng “cắt lỗ” bất động sản cuối năm?
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản đang phải chật vật trong bối cảnh nguồn tín dụng vào lĩnh vực này bị siết chặt, thanh khoản tụt giảm. Nhiều người dự đoán thị trường sẽ xuất hiện làn sóng giảm giá, “cắt lỗ” trong thời gian tới....
-
Nhiều nguồn cung “lỡ hẹn” vào cuối năm
Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhiều “ông lớn” quyết định hoãn kế hoạch mở bán qua năm sau để chờ tín hiệu tốt hơn.
-
Chiến lược nào cho doanh nghiệp bất động sản trong năm 2023?
Ngành bất động sản toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với tương lai không chắc chắn trong năm 2023 do các thách thức về kinh tế và chính trị. Trong bối cảnh này, phát triển theo chiến lược linh hoạt, ứng dụng công nghệ và đáp ứng các tiêu chuẩn ESG trở n...