Sắp lộ diện “chủ nhân” của gói thầu 35.000 tỉ sân bay Long Thành
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) mới đây đã công bố danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thi công gói thầu 5.10 sân bay Long Thành.
Liên danh Vietur do doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu đã vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành
Theo công bố của ACV, liên danh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là Vietur - do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại xây dựng ICISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.
Ngoài ra, liên danh Vietur còn có sự tham gia của các nhà thầu trong nước khác như Công ty CP đầu tư xây dựng Ricons, Công ty CP đầu tư xây dựng Newtecons, Công ty CP đầu tư xây dựng SOL E&C, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP kết cấu ATAD, Công ty CP xây dựng Phục Hưng Holdings, Công ty CP Hawee, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
Phía ACV đề nghị đại diện có thẩm quyền của liên danh Vietur đến tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 4/8 tới đây tại trụ sở của ACV ở TP.HCM.
Như vậy, liên danh Vietur đã “đánh bật” các đối thủ là liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors do Tập đoàn China Harbour Engineering (Trung Quốc) đứng đầu và liên danh Hoa Lư (gồm 7 nhà thầu nội do Coteccons đứng đầu và một nhà thầu Thái Lan) để vượt qua vòng kỹ thuật đối với gói thầu này.
Được biết, gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách này có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng, là gói thầu lớn nhất của dự án sân bay Long Thành. Do đó, việc gói thầu này dự kiến được khởi công trong tháng 8/2023 sẽ giúp các gói thầu khác sớm được triển khai trong thời gian tới.
ACV kỳ vọng dự án sân bay Long Thành sẽ hoàn thành trong năm 2026, chậm hơn kế hoạch ban đầu là năm 2025.
Ngành đá xây dựng đón tin vui
Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng, sân bay Long Thành sẽ là động lực tăng trưởng đối với các doanh nghiệp xây lắp và vật liệu xây dựng giai đoạn 2023-2026, trong đó có ngành đá. Ngoài ra, sau khi hoàn thành, các doanh nghiệp cảng hàng không, dịch vụ hàng không và hãng hàng không cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án này.
Theo ước tính của Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu đá xây dựng cho thi công sân bay Long Thành giai đoạn 1 lên tới 18 triệu m3, tương đương 56% công suất khai thác được cấp phép hàng năm của tỉnh Đồng Nai. Do đó, dự án này được kỳ vọng sẽ là cú hích lớn đối với các doanh nghiệp đá xây dựng trong thời gian tới.
Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 có thể sẽ cần khoảng 18 triệu m3 đá xây dựng
Cũng theo công ty chứng khoán này, do đặc thù của ngành đá xây dựng, chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thành phẩm. Tùy thuộc vào khoảng cách và loại hình vận chuyển, giá đá xây dựng giao đến công trường có thể cao gấp đôi giá đá tại mỏ.
Chính vì vậy, những doanh nghiệp sở hữu những mỏ đá nằm gần các công trình xây dựng (giao thông, khu công nghiệp, dân cư) hoặc gần sông (thuận tiện vận chuyển đường thủy, có chi phí thấp hơn vận chuyển đường bộ) sẽ được ưu tiên huy động nhờ lợi thế về giá bán và thời gian vận chuyển.
Dựa vào những đặc thù trên, VnDirect đánh giá cụm mỏ Tân Cang sẽ là nguồn cung cấp chính đá xây dựng cho dự án sân bay Long Thành nhờ sở hữu vị trí gần công trường nhất và chất lượng đá tốt.
Những doanh nghiệp sở hữu những mỏ đá nằm gần sân bay Long Thành sẽ được ưu tiên huy động nhờ sở hữu lợi thế về thời gian vận chuyển, giá bán
Hiện có nhiều doanh nghiệp đá xây dựng đang sở hữu mỏ tại đây. Đáng chú ý, Công ty CP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa đang sở hữu mỏ Tân Cang 1 với công suất khai thác cấp phép lớn nhất là 1,5 triệu m3/năm. Thời gian khai thác dài và trữ lượng còn lại tại cuối năm 2022 lên tới 25,7 triệu m3.
VnDirect vẫn duy trì nhóm các doanh nghiệp đá xây dựng tiềm năng nhờ động lực từ sân bay Long Thành gồm: Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã VCG), Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 (mã C4G) và Công ty CP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (mã VLB).
Đồng thời, VnDirect cũng bổ sung thêm Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã PHC) vào danh mục theo dõi nhờ định giá của cổ phiếu với P/B hiện chỉ là 0,8 lần. Được biết, Phục Hưng Holdings là một trong mười nhà thầu tham gia liên danh Vietur - nhiều khả năng trúng thầu gói 5.10 tại sân bay Long Thành.
“Dự án trọng điểm này sẽ là động lực lớn thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp đá xây dựng trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào và thuế tài nguyên môi trường tăng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố rủi ro cần tính tới”, VnDirect nhận định.
-
Số phận những dự án đô thị “đón đầu” sân bay Long Thành ngày ấy, bây giờ đang ra sao?
Dự án sân bay quốc tế Long Thành từng được ví như “thỏi nam châm” hút làn sóng đầu tư bất động sản đổ về quanh khu vực. Trong đó, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đón đầu làn sóng sân bay bằng những dự án đô thị quy mô lớn. Sau nhiều năm triển khai, hiện trạng của những dự này đang ra sao?
-
Bất động sản 24h: Lộ diện nhà thầu đáp ứng kỹ thuật gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành
Liên danh Vietur “ăn chắc” gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành; Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh giải ngân gói 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội; Nguyên nhân khiến hơn 30 dự án bất động sản tại Bình Định chậm triển khai... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Liên danh Vietur “ăn chắc” gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thi công gói thầu 5.10 (trị giá 35.000 tỷ đồng) của Sân bay quốc tế Long Thành.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.
-
Kiến nghị làm thêm đường băng thứ 2 ở Sân bay Long Thành với kinh phí 3.455 tỷ
Sáng 2/11, đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khảo sát vị trí đường sắt tốc độ cao trong khu vực sân bay Long Thành.