Bắc Ninh là một trong những “thủ phủ công nghiệp” ở khu vực phía Bắc. Trong những năm tới, địa phương này tiếp tục đầu tư, mở rộng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đồng thời, cũng sẽ loại bỏ những nhiều dự án không còn phù hợp với quy hoạch.

Bắc Ninh là thủ phủ khu công nghiệp phía Bắc

Theo quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu công nghiệp tiếp tục là thế mạnh kinh tế của Bắc Ninh. Trong những năm tới, địa phương này sẽ tiếp tục mở rộng nhiều dự án khu công nghiệp.

Cụ thể, đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh có 25 khu công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp đa chức năng đồng bộ, chất lượng cao…

Đồng thời khuyến khích xây dựng các mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp đô thị - dịch vụ; nghiên cứu chuyển đổi 1 - 2 khu công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu công nghiệp sinh thái.

Không gian phát triển công nghiệp gồm 4 vùng: (1) Thung lũng công nghệ điện tử - huyện Yên Phong; (2) Hành lang công nghiệp - thị xã Quế Võ; (3) Khu công nghiệp mới - thị xã Thuận Thành và huyện Lương Tài, huyện Gia Bình; (4) Trung tâm Công nghệ thông tin và Công nghệ cao - huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh.

Các khu công nghiệp đã thành lập ở Bắc Ninh

Cụ thể, trong những năm tới hai khu công nghiệp mới sẽ được thành lập gồm: Khu công nghiệp Thuận Thành III – phân khu C tại Thị xã Thuận Thành có quy mô khoảng 200ha; Khu công nghiệp An Việt – Quế Võ 6 tại Thị xã Quế Võ có quy mô 60ha.

Ngoài ra sẽ có nhiều khu công nghiệp tiềm năng, dự kiến thành lập mới khi đủ điều kiện như: khu công nghiệp Quế Võ mở rộng 2 (thị xã Quế Võ) khoảng 150ha; Gia Bình I (huyện Gia Bình) khoảng 250ha; Lương Tài 1 (huyện Lương Tài) khoảng 245ha; Lương Tài II khoảng 495ha; Khu công nghiệp – đô thị và dịch vụ Lương Tài khoảng 665ha.

Đối với cụm công nghiệp, đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh có 30 cụm công nghiệp; phân bố và sắp xếp không gian phát triển các cụm công nghiệp một cách hợp lý trên cơ sở bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai và các nguồn lực khác.

Cụ thể trong giai đoạn 2021 – 2030 sẽ thành lập các cụm công nghiệp mới như: Nghĩa Đạo (75ha), Lạc Vệ (45ha), Tam Đa – Dũng Liệt khu số 1 (75ha); Tam Đa – Dũng Liệt khu số 2 (50ha); Quế Tân (45ha), Xuân Lai – Đông Cứu (45ha), Sông Giang – Giang Sơn (75ha), Phù Lăng (75ha).

Giai đoạn 2030 – 2050 sẽ thành lập thêm cụm công nghiệp Mỹ Hương khoảng 60ha.

Ngoài ra, trogn giai đoạn 2021 – 2050 sẽ có 20 cụm công nghiệp sẽ bị loại bỏ ra khỏi quy hoạch. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2030 có các cụm công nghiệp: Phong Khê, Phong Khê mở rộng, Võ Cường, Khắc Niệm, Thanh Khương, Xuân Lâm, Tương Giang, Dốc Sặt, Mã Ông, Châu Khê, Đồng Quang, Đồng Kỵ I, Phú Lâm, Táo Đôi, Đại Bái và Quỳnh Phú.

Giai đoạn 2030 – 2050 có các cụm công nghiệp: Hạp Lĩnh, Hà Mãn – Trí Quả, Đình Bảng và Đa Hội.

  • Thủ phủ công nghiệp mới phía Bắc gọi tên địa phương nào?

    Thủ phủ công nghiệp mới phía Bắc gọi tên địa phương nào?

    Nhu cầu bất động sản công nghiệp ngày càng lớn, trong khi các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh… vốn được xem là thủ phủ công nghiệp phía Bắc lại đang xuất hiện tình trạng bão hoà nguồn cung. Do đó, các nhà đầu tư có xu hướng tìm về những vùng đất mới để khai phá thị trường.

Phong Vân
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.