06/01/2021 9:27 AM
CafeLand – Người mua nhà lần đầu có thể sẽ phát hoảng bởi các khoản chi phí phát sinh đang “ngấu nghiến” ví tiền của họ.

Vậy, đâu là những chi phí ẩn khiến chủ sở hữu phải điên đầu khi mua một ngôi nhà mới? Ngoài các khoản thanh toán thế chấp, chi phí thực sự của việc sở hữu bất động sản liên quan đến vô số chi phí ẩn. Hãy khám phá các chi phí ẩn phổ biến dưới đây và tìm cách đối phó với chúng.

Thuế nhà đất

Là chủ nhà, bạn sẽ cần phải trả thuế nhà đất. Một khoản thanh toán thuế bất động sản được định giá theo giá trị nơi ở của bạn. Thuế nhà đất là một khoản thanh toán luôn luôn nằm trong chi phí của chủ nhà. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về thuế nhà đất để tránh bị động trong việc nộp thuế.

white Canon cash registerCác chi phí liên quan đến các tiện ích công cộng

Khoản phí này thường bao gồm chi phí cho những việc mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực lân cận, như thu gom rác, đậu xe,… hay các chi phí phát sinh mới như cài đặt hệ thống an ninh mới hoặc sửa sang các khu vực hoặc tòa nhà chung.

Mái nhà

Nước mưa là kẻ thù lớn nhất của ngôi nhà. Một trong những công việc chính của mái nhà là ngăn nước. Mái nhà bị dột có thể gây hư hỏng bên trong căn nhà. Thậm chí, mái nhà không kịp sửa chữa, nước mưa thấm vào có thể phá hủy nội thất, gây ra các vấn đề về cấu trúc của căn nhà hoặc khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe.

Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC)

Hệ thống HVAC trong nhà của bạn được sử dụng để điều nhiệt, làm mát và lưu thông không khí toàn bộ căn nhà. Vì thế, đây là một hệ thống khá phức tạp. Bạn không thể tự kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để thuê một người thợ bảo trì và sửa chữa nếu có vấn đề phát sinh theo thời gian. Chủ nhà nên kiểm tra hệ thống HVAC của họ ít nhất một lần mỗi năm.

barber's lamp beside air condenserHệ thống điện

Hệ thống điện bị lỗi gây ra nhiều vụ chập cháy thiêu rụi nhà cửa. Tất cả các chủ nhà nên có hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của hệ thống điện để giữ an toàn cho ngôi nhà và gia đình.

Bất cứ khi nào hệ thống điện gặp vấn đề, bạn phải gọi cho chuyên gia, hay những thợ điện đáng tin cậy, được đào tạo và được cấp phép để đảm bảo mọi thứ được lắp đặt đúng cách, theo các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn hiện hành.

Hệ thống nước

Các vấn đề nhỏ về đường ống dẫn nước (như cống bị tắc) thỉnh thoảng xảy ra bất kể bạn sống ở đâu. Một số vấn đề bạn có thể tự giải quyết, nhưng một số vấn đề thì không thể. Một vài ngôi nhà cũ có những vấn đề lớn hơn khi nói đến hệ thống ống dẫn nước. Những ngôi nhà này thường chứa các đường ống dẫn nước bằng sắt mạ kẽm, theo thời gian chúng bị tắc nghẽn do cặn khoáng và dần dần làm giảm áp lực nước trong nhà của bạn. Các đường ống này không thể sửa chữa được; chúng phải được thay thế.

Côn trùng phá hoại

Mối bị thu hút bởi gỗ và hơi ẩm. Chúng có thể xâm nhập vào nhà bạn thông qua những vết nứt dù là nhỏ nhất. Bạn chắc chắn sẽ không muốn ngôi nhà của mình biến thành tổ mối ăn mòn mọi thứ trong nhà.

Để tránh hư hại cấu trúc của ngôi nhà của bạn, hãy đảm bảo trong nhà thông thoáng, và không để ngôi nhà ở trong tình trạng ẩm ướt quá lâu.

gray concrete walls with broken floorNấm mốc

Nấm mốc có thể phát triển ở những khu vực ẩm ướt và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Nếu hệ thống HVAC của bạn bị nhiễm bẩn, nấm mốc có thể lan tràn khắp nhà mỗi khi hệ thống hoạt động.

Không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy nấm mốc; nó có thể ẩn nấp sau giấy dán tường, dưới thảm, và ở nhiều nơi khác. Nấm mốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc kích ứng gây nên các cơn hen suyễn. Bạn cần loại bỏ bất kỳ điều kiện nào có lợi cho nấm mốc phát triển. Nếu nhà ẩm, hãy bật máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm để giúp ngăn nấm mốc phát triển.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về chi phí sở hữu nhà, họ chỉ nghĩ đến các khoản thanh toán thế chấp hàng tháng cho căn nhà của họ. Tuy nhiên, chi phí để sở hữu một căn nhà không đơn giản như vậy. Bạn không chỉ phải xem xét thuế nhà đất mà còn cả chi phí bảo trì và sửa chữa.

Trên thực tế, những công việc sửa chữa phát sinh đột ngột hay việc thay thế mái nhà, thay gạch trong buồng tắm, loại bỏ cây cối mọc um tùm,…. có thể khiến chi phí cao ngất ngưởng. Vì vậy, điều tốt nhất mà chủ nhà có thể làm là dành ra khoản tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp. Một số chuyên gia tài chính đề nghị lập ngân sách 1% hoặc 2% số dư tài khoản của bạn như một quỹ để bảo trì và sửa chữa hàng năm, nhưng số tiền bạn nên tiết kiệm tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng và diện tích nhà của bạn.

Sở hữu ngôi nhà của chính mình là một điều tuyệt vời. Nhưng trước khi mua, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho toàn bộ chi phí thực sự.

Dương Thảo An (Investopedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.