Nghị định cũng yêu cầu các ngân hàng phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử, nền tảng số với tổ chức, cá nhân trong nước.
Từ góc nhìn của ngành Thuế
Việc “tự kê khai” để nộp thuế không thực sự đạt được hiệu quả, nhất là khi hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp kiếm thu nhập, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Youtube … ngày càng nhiều với số tiền lớn nhưng cục Thuế gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong việc tiếp cận thông tin để quản lý, truy thu thuế. Vì thế, việc phối hợp với các ngân hàng thương mại là giải pháp cần thiết.
Theo báo cáo, chỉ tính riêng tại Hà Nội, phát hiện 18.304 trường hợp nhận 1.462 tỉ đồng từ YouTube, Google và Facebook. Nhưng cơ quan thuế mới chỉ truy thu gần 14 tỉ đồng và rõ ràng con số này là chưa tương xứng và tỉ lệ thất thoát còn quá nhiều.
Hay vụ Trần Đức Phương đạt doanh thu 41 tỉ đồng từ Google, Tổng cục thuế truy thu 4 tỉ đồng tiền thuế nhưng gặp rất nhiều khó khăn do phía các ngân hàng thương mại không cung cấp hoặc cung cấp không đủ thông tin cá nhân cho phía ngành thuế.
Netflix mỗi năm thu về hàng trăm tỉ đồng từ các thuê bao Việt Nam. Thế nhưng, các thuê đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán phí… đều thông qua phương thức trực tuyến, thẻ tín dụng. Đến nay, cơ quan Thuế vẫn chưa thu được đồng thuế nào và cũng chưa có bất kỳ chế tài nào xử lý trường hợp này.
Việc ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan phụ trách thuế của nhà nước là phổ biến ở các nước trên thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có 37 nước thành viên tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương, bao gồm các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức... đều cho phép cơ quan thuế trực tiếp hoặc gián tiếp có khả năng truy cập vào thông tin ngân hàng để phục vụ cho mục đích quản lý thuế.
Quy định mới này cũng nhằm tạo sự bình đằng hơn giữa các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và kinh doanh thương mại điện tử, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Nghị định là một động thái giúp nâng cao tính tự giác của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc nộp thuế, khẳng định không chỉ dừng ở sự răn đe mà sẽ là cưỡng chế, bắt buộc theo quy định.
Từ góc nhìn của Ngân hàng
Tồn tại sự “vênh” về Luật. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng: “tổ chức tín dụng không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng cho tổ chức cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận của khách hàng.” Cơ quan thuế không phải là cơ quan hành pháp hay tư pháp nên theo Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng không thể cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan này.
Dưới góc độ nghiệp vụ, mỗi ngành đều chịu quản lý của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, luật ban hành trong trường hợp có sự “vênh” nhau giữa các văn bản cấp địa phương, trung ương, giữa văn bản nghị định, thông tư với luật thì phải áp dụng theo văn bản có giá trị cao nhất.
Trong trường hợp kể trên, Nghị định 126 mang tính hướng dẫn và “vênh” nhau với Luật các tổ chức tín dụng. Như vậy, các ngân hàng phải tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng trước. Nếu cơ quan thuế muốn ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng thì buộc phải sửa luật hoặc có bên thứ 3 từ cơ quan hành pháp, tư pháp.
Các thông tin ngành Thuế yêu cầu như ngày mở đóng tài khoản, thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch đều là những thông tin rất quan trọng và mang tính bảo mật cao của ngân hàng.
Từ góc nhìn của người dân
Người dân lo ngại về tính bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là những thông tin “vô cùng nhạy cảm” về giao dịch tài chính.
Theo Điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định “tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng”. Như vậy, Ngân hàng khi chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ 3 thì buộc phải có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ở đây là các cơ quan hành pháp, tư pháp)
Còn theo Nghị định 117/2018 của Chính phủ về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, khách hàng khi thấy ngân hàng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp, sử dụng thông tin của mình không đúng quy định có quyền khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 38 Bộ Luật dân sự 2015 quy định "Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ" và điều luật này là không có ngoại lệ
Việc ngân hàng cung cấp thông tin về các giao dịch theo yêu cầu của cơ quan thuế là điều phổ biến trên thế giới. Nhưng điểm khác biệt, theo Nghị định 126 là phía ngân hàng sẽ phải cung cấp toàn bộ thông tin tài khoản của khách hàng theo mã số thuế đã được cấp. Con số có thể lên tới hàng chục triệu và điều này khiến nhiều chủ tài khoản không tránh khỏi băn khoăn về tính bảo mật.
Những bất cập …
Tồn tại những mâu thuẫn trong luật, vậy khi tranh chấp xảy ra, đứng về phía ai? Ai chịu trách nhiệm?
Về kế toán, nếu chỉ nhìn vào số tiền chuyển vào trong tài khoản thì sao biết được mục đích sử dụng mà quyết định mức thu cho thuế doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân.
Đối tượng muốn nhắm tới chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, các cá nhân tổ chức hưởng lợi từ các hoạt động này chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam, nhưng nghị định lại đưa ra một quyền hạn rất rộng cho cơ quan Thuế.
Nghị định chưa quy định rõ những trường hợp nào thì ngân hàng phải gửi thông tin khách hàng cho cục Thuế mà đang là cục Thuế có quyền truy xuất thông tin tất cả những người nộp thuế mở tại ngân hàng. Từ đó, có thể gây lo ngại về việc lạm quyền sử dụng thông tin cá nhân người dùng và xâm phạm tính bảo mật cá nhân.
Các quốc gia lớn trên thế giới đều cho phép cơ quan thuế được truy cập thông tin người dùng của ngân hàng nhưng hầu hết các nước này đều có luật bảo mật tình trạng tài chính của cá nhân và tổ chức rất chặt. Do đó, cơ quan thuế ở những nước này phải vô cùng cẩn trọng và cũng chỉ được phép truy xuất thông tin cá nhân người nộp thuế trong trường hợp thật sự cần thiết và đủ cơ sở.
-
Ngân hàng phải giữ bí mật thông tin khách hàng
CafeLand - Đây là một trong những quy định tại Nghị định số 117/2018/NĐ của Chính phủ ban hành mới đây về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
-
Ngân hàng Nhà nước: Cơ quan thuế yêu cầu NHTM cung cấp thông tin khách hàng là không phù hợp
CafeLand - Sau khi dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến, đã có nhiều cơ quan, chuyên gia tài chính đưa ra ý kiến góp ý. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng có văn bản trả lời Bộ Tài chính, cho rằng việc cơ quan thuế yêu cầu ngân hàng thương mại (NHTM) cung cấp thông tin khách hàng là không phù hợp.
-
Ngành thuế không truy cập tài khoản cá nhân để thu thuế 10% đối với giao dịch thương mại điện tử
Những ngày gần đây, thông tin về việc cơ quan thuế truy cập tài khoản cá nhân để kiểm tra các giao dịch chuyển khoản, nhằm thu thuế 10% đối với các hoạt động thương mại điện tử xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội như: zalo, facebook, tiktok...
-
Quy định về thuế TNCN phải nộp đối với tiền thưởng Tết
Thưởng Tết là một khoản tiền hoặc tài sản mà người lao động thường nhận vào dịp Tết Nguyên đán. Nhiều người thắc mắc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi nhận khoản thưởng Tết không?...
-
Thuế TNCN với cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam tính thế nào?
Tôi được cơ quan cử đi công tác nhiệm kỳ tại nước ngoài, được hưởng các chế độ theo quy định về chế độ thành viên cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có sinh hoạt phí và tiền làm thêm giờ. Thông báo về thu nhập phải chịu thuế TNCN do c...