CEL & Associates, một công ty giải pháp về bất động sản có trụ sở tại Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 400 các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản trên toàn cầu. Sau một năm đầy khó khăn, phần lớn các nhà lãnh đạo đều tỏ ra lo lắng về việc các nhân viên của mình sẽ chuyển sang lĩnh vực khác, qua đó tạo ra tình trạng chảy máu nhân tài.
Kết quả của cụ thể của cuộc khảo sát cho thấy 71,4% công ty đang gặp khó trong việc tuyển dụng nhân sự và gần 50% các công ty bất động sản lo ngại về việc mất đi những nhân viên lành nghề trong năm 2021.
"Điểm mấu chốt ở đây là các nhân tài. Bất chấp đại dịch Covid-19 hay bất kỳ một vấn đề nào khác, những người tài giỏi là tài sản vô cùng quý giá của mỗi một công ty", Giám đốc điều hành của CEL & Associates, Christopher Lee cho biết.
Có thể mức lương trong ngành bất động sản của năm tới sẽ được cải thiện, nhưng sẽ tăng ở tốc độ chậm hơn so với những năm trước. Mức lương cơ bản đối với một nhà môi giới theo tính toán của CEL & Associates sẽ tăng 2,6% vào năm 2021, thấp hơn so với năm 2020 (3,7%) và 2019 (3,2%).
Ông Lee cũng chia sẻ rằng ngoại trừ một vài tập đoàn bất động sản lớn, những công ty có sức hoạt động tốt bất chấp mọi điều kiện, mức tiền thưởng đối với toàn ngành bất động sản sẽ giảm từ 20% đến 30% trong năm nay do phần lớn các công ty đều không đạt đủ chỉ tiêu vì đại dịch Covid-19.
Tất cả các chuyên gia đều đang chờ đợi xem những gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản trong quý đầu tiên của năm 2021, thời điểm các vụ thu hồi tài sản được diễn ra. Khi mà quá trình sản xuất vắc-xin phòng chống virus corona vẫn đang gặp khó, nền kinh tế toàn cầu vẫn rơi vào tình trạng thiếu ổn định, sẽ không có quá nhiều thay đổi trong kế hoạch thu hồi tài sản của các ngân hàng và công ty cho vay thế chấp trên toàn cầu.
Sự thay đổi giữa giới lãnh đạo của các công ty và nhân viên của họ là điều thường diễn ra trong các thời kỳ suy thoái. Bà Allison Weiss, Giám đốc điều hành của một công ty tuyển dụng nhân sự bất động sản chia sẻ rằng trong thời kỳ suy thoái, có nhiều nhà lãnh đạo sẽ chọn cách nghỉ hưu vì họ không muốn chờ đợi vào sự thay đổi của thị trường. Một lý do khác là họ không thể cập nhật được các xu hướng về công nghệ và thị trường, trong khi những người trẻ thường tỏ ra linh hoạt hơn với việc này.
Một dấu hỏi lớn được đặt ra lúc này là khi nào các nhân viên sẽ quay trở lại văn phòng làm việc như trước khi đại dịch bùng phát. Ông Lee cho biết các giám đốc điều hành của những công ty bất động sản đang cân nhắc thay đổi cơ cấu tiền thưởng để phù hợp hơn với hình thức làm việc hiện nay. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy rằng khoảng 35% lực lượng lao động trong lĩnh vực bất động sản không muốn quay lại văn phòng làm việc. Đó là lý do vì sao các công ty đang tích cực chuyển đổi một số quy trình sang hình thức tự động hóa.
Bà Weiss cảm thấy sẽ rất khó để ngành bất động sản có thể phục hồi khi mọi người làm việc tại nhà. “Công việc kinh doanh của chúng tôi là về con người và tài sản, trong đó tài sản luôn được coi là điều quan trọng nhất. Các công ty thay đổi hình thức làm việc mà không nghĩ đến những mặt trái và tác động đến doanh thu, danh tiếng và văn hóa làm việc công sở”, bà Weiss cho biết.
Mọi thứ đều có thể thay đổi, vì vậy, các công ty cũng nên thay đổi chính sách đãi ngộ để giữ chân và tuyển dụng được những nhân tài. "Nếu một công ty không thực sự quan tâm đến các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, họ sẽ thấy mình ở trong một vị trí khác. Trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 này, thiết lập kế hoạch tổng thể là một phần của việc tái cơ cấu lại chính bạn. Nếu không thay đổi, bạn sẽ bị tụt lại phía sau", ông Lee nói thêm.
-
Bất động sản đắt đỏ, lao động nhập cư đổ xô đến Trung tâm công nghệ Thâm Quyến không thể mua nhà
CafeLand - Sự bùng nổ của Thâm Quyến đã dẫn đến giá bất động sản chạm ngưỡng cao nhất và tỷ lệ sở hữu nhà ở mức thấp nhất ở Trung Quốc. Với giá một căn hộ bằng 43,5 lần mức lương trung bình hàng năm của một cư dân, khả năng chi trả nhà ở của Thâm Quyến chỉ tốt hơn một bậc so với Hồng Kông, tệ nhất trong số 80 siêu đô thị, theo số liệu từ công ty bất động sản E-House (Trung Quốc).
-
Hàng hóa Việt Nam có thể bị ông Trump áp thuế
CafeLand - Tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ công bố các mức thuế đối với hàng hóa Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng Giêng năm 2021, sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ dán nhãn cho Việt Nam là “kẻ thao túng tiền tệ” vào tuần trước.
-
JLL: Thị trường bất động sản châu Á sẽ hồi phục trong năm 2021
CafeLand - Công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle (JLL) mới đây đã công bố bản báo cáo về Triển vọng phát triển của thị trường bất động sản châu Á năm 2021. Theo đó, khu vực Đông Á có thể là nơi ghi nhận mức phát triển cao nhất.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.