CafeLand - Có khá nhiều bài viết về thế hệ công nhân Millennial hay còn được gọi là thế hệ Y. Họ được coi là thế hệ sẽ thay đổi cuộc sống văn phòng do có nhiều hiểu biết về công nghệ và mong muốn sự linh hoạt, chủ động trong công việc của họ. Đây cũng là thế hệ muốn tới làm việc tại văn phòng hơn làm việc tại nhà như hiện tại.

Hơn 50% nhân viên nhớ văn phòng

Trong một cuộc khảo sát với 1.500 nhân viên công ty tại 5 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Singapore, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, có tới 2/3 trong số những người từ 35 tuổi trở xuống tiết lộ rằng họ nhớ văn phòng làm việc so với 60% đối với nhóm nhân viên từ 35 đến 49 tuổi, và 52% đối với những người trên 50 tuổi.

Lý do chính cho việc họ nhớ văn phòng làm việc không phải là năng suất vì họ hoàn toàn có thể làm việc hiệu quả tại nhà. Thay vào đó, những thứ khiến họ bỏ lỡ nhiều nhất là văn hóa làm việc, những thứ không thể có được khi làm tại nhà.

Xem xét cụ thể những người tham gia khảo sát tại Singapore, 42% trong số họ chọn cách giao lưu với đồng nghiệp là lý do chính để muốn quay trở lại văn phòng. Bên cạnh đó, họ cũng coi văn phòng là một môi trường chuyên nghiệp cho phép phân biệt rõ ràng giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Đối với thế hệ Y, họ coi trọng việc có văn hóa tại nơi làm việc là chìa khóa cho hạnh phúc của họ. Văn phòng mang đến cho họ một nơi để kết nối với nhiều người khác nhau, cộng tác và chia sẻ ý tưởng cũng như giải phóng năng lượng và sức sáng tạo của họ.

Ý nghĩa cho văn phòng trong tương lai

Không có nghi ngờ gì khi các doanh nghiệp và nhân viên công nhận rằng làm việc tại nhà có thể được thực hiện một cách hiệu quả cho một số vai trò và chức năng. Bản thân thế hệ Y sẽ đòi hỏi sự linh hoạt cao hơn và họ muốn văn phòng vẫn là nơi đáp ứng các nhu cầu cấp cao hơn của họ.

Trong khi Covid-19 đã khiến chúng ta nghĩ khác về bản chất công việc và cân nhắc cho sự linh hoạt hơn về những gì tương lai nắm giữ, môi trường văn phòng sẽ tiếp tục đóng một vai trò cơ bản đối với phần lớn lực lượng lao động trong tương lai.

Cần có sự thực dụng nhất định vào lúc này. Vì sau khi đại dịch được kiểm soát, cách sử dụng văn phòng có thể khác đi rất nhiều, các công ty sẽ cần phải hình dung lại cả hình thức và chức năng của nó khi nó áp dụng cụ thể cho nhân viên.

Sẽ có một số nơi duy trì cả hai hình thức làm việc song song bao gồm làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà để tạo sự thuận tiện cho nhân viên. Báo cáo của JLL, Home and Away: The New Workplace Hybrid, chỉ ra hai mô hình đang dần trở nên phổ biết là “Hub and Spoke”, sự kết hợp các vị trí đô thị và ngoại ô và “Core and Flex”, thứ sẽ cho thấy các công ty chọn trụ sở chính được bổ sung bởi các văn phòng linh hoạt và vệ tinh.

Đối với các doanh nghiệp, để giữ chân và thu hút những người làm việc từ xa, trải nghiệm của nhân viên sẽ cần phải điều chỉnh để phản ánh nhu cầu của họ ngoài việc phát triển để đáp ứng các yêu cầu về an toàn sức khỏe.

Không gian làm việc sẽ được thay thế hoặc thiết kế lại nhằm cung cấp một lựa chọn an toàn cho sự hợp tác và sáng tạo giữa những người làm việc từ xa và làm việc tại chỗ. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia bất động sản của công ty phải làm việc với nhóm nhân sự của họ để điều chỉnh và củng cố trải nghiệm của nhân viên nhằm xây dựng một cộng đồng, nơi tất cả đều đóng vai trò quan trọng như nhau và khuyến khích những người lao động lâu năm cảm thấy có mục đích trong tổ chức.

Đương nhiên, các doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu kinh doanh và chi phí phát sinh cho một cam kết như vậy. Nhưng chúng ta đang bước vào thời đại mà văn phòng cần phải phù hợp với tương lai để thúc đẩy sự gắn kết, cộng tác và năng suất làm việc cho công ty.

Các công ty sẽ phải quyết định điều này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh và thế hệ nhân viên mới của họ khi họ xem xét dấu ấn của văn phòng đối với tương lai của mình.

Chủ đề: Văn phòng cho thuê,
Anh Nguyễn (The Business Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.