Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam về thị trường bán lẻ, đại dịch Covid-19 khiến nhiều khách thuê nhà phố phải tái cấu trúc kinh doanh. Rất nhiều chuỗi ăn uống và thời trang tại các vị trí đắc địa có kinh doanh giảm sút phải đóng cửa. Nhà phố tại khu vực trung tâm phụ thuộc lĩnh vực thương mại du lịch bị hoàn trả do chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn chế đi lại giữa các quốc gia cùng với những trở ngại của việc xây dựng tuyến Metro.
Khảo sát gần đây của Savills cho thấy các khách thuê tiềm năng đang tìm kiếm các ưu đãi giảm giá thuê lên tới 40% so với cuối năm trước ở mức tối đa 20%.
Các khách thuê tiềm năng đang tìm kiếm các ưu đãi giảm giá thuê lên tới 40% so với cuối năm trước
Trong khi đó ở các trung tâm thương mại, tính đến cuối quý 2/2020, tổng nguồn cung đạt khoảng 1,5 triệu m2, ổn định theo quý và tăng 5% theo năm.
Nửa cuối năm 2020, hơn 96.000m2 diện tích bán lẻ sẽ gia nhập thị trường, trong đó, khu ngoài trung tâm chiếm 84% thị phần. Hầu hết các dự án ngoài trung tâm là các khối đế bán lẻ phục vụ chủ yếu nhu cầu của dân cư nội khu. Với lưu vực bán lẻ thấp chủ mặt bằng khó có thể tìm được khách thuê lâu dài. Xu hướng chuyển dịch ra ngoài khu trung tâm có thể dẫn đến giá thuê giảm dần.
Nhờ dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả cũng như triển vọng tích cực về kinh tế, niềm tin của chủ mặt bằng, đặc biệt ở khu trung tâm ngày càng được củng cố.
Nhằm hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách xã hội, hầu hết các chủ mặt bằng đã giảm giá thuê đến 30% vào tháng 4 và tháng 5.
Khi lưu lượng khách mua sắm phục hồi kể từ tháng 6, các trung tâm bán lẻ ngoài trung tâm phục đã đề xuất giảm giá thuê đến 15% hoặc giảm phí dịch vụ đến 2USD/m2/tháng để hỗ trợ khách thuê. Chủ đầu tư ở khu trung tâm có ít chương trình hổ trợ hơn do có nhiều khách thuê dài hạn.
Sau giai đoạn giãn cách xã hội, doanh thu bán lẻ TP.HCM trở lại đà tăng trưởng theo tháng ở mức 20% vào tháng 5 và 5% vào tháng 6.
Cũng theo Savills, đại dịch thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh các cửa hàng bán lẻ truyền thống buộc phải thay đổi chiến lược trong giai đoạn giãn cách xã hội. Các nhà bán lẻ bắt đầu sử dụng công nghệ để tăng doanh thu và cải thiện dịch vụ.
Cùng với việc tập trung nhiều hơn vào truyền thông xã hội, các trang web được nâng cấp và nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng di động có sự tăng trưởng.
Người tiêu dùng nhanh chóng nhận thấy sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến với dịch vụ giao hàng nhanh và hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, qua đó tăng thêm sức mua. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống đang mở các cửa hàng trực tuyến.
-
Đồng loạt trả mặt bằng tại trung tâm TP.HCM
CafeLand – Hàng loạt mặt bằng kinh doanh thuộc các tuyến phố đắt đỏ bậc nhất trung tâm quận 1, TP.HCM đang bị bỏ trống. Nhiều nơi đăng bảng cho thuê cả tháng trời nhưng vẫn chưa tìm được khách thuê.








-
F&B, giải trí lên ngôi: Mặt bằng bán lẻ đang đứng trước áp lực cạnh tranh nào?
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi hành vi mua sắm thay đổi, nhu cầu tiêu dùng gia tăng nhưng nguồn cung chất lượng vẫn còn eo hẹp. Điều gì đang xảy ra và doanh nghiệp bán lẻ nên làm thế nào trong bối cảnh ...
-
Bất động sản bán lẻ trước cơn lốc thương mại điện tử: Liệu có sống sót hay bị xoá sổ?
Thương mại điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt, tái định hình thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các nhà bán lẻ cần định hình và xây dựng mô hình bán lẻ đáp ứng thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng....
-
Giá cả Tết Nguyên đán 2025 ổn định, không có biến động lớn
Thị trường Tết 2025 không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa hay tăng giá đột biến. Người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn, trong khi mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến.