Một nhà hàng hải sản nổi tiếng ở TP.HCM phải đóng cửa vì giá mặt bằng. Ảnh: Liên Thượng.
Đằng sau việc đập đi xây lại của Starbuck Reserve
Năm 2024, Starbuck quyết định rời bỏ mặt bằng Hàn Thuyên, nơi toạ lạc của cửa hàng Starbuck Reserve với giá thuê 750 triệu đồng/tháng để đi tìm địa điểm mới. Chưa đầy năm sau, cửa hàng này được thương hiệu cà phê quốc tế khai trương tại Bitexco, nơi có mức giá được cho là không thấp hơn 980 triệu đồng/tháng.
Thời điểm rời khỏi mặt bằng "đẹp như mơ" Hàn Thuyên, Starbuck không tiết lộ lý do cụ thể, chỉ cho biết, đã "cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố". Tuy nhiên, giá mặt bằng tăng bất chấp (từ 700 triệu đồng lên 750 triệu đồng/tháng), là một trong những yếu tố được giới quan sát chỉ ra khi nói về trường hợp Starbuck từ bỏ mặt bằng trung tâm quận 1.
Nên biết, Reserve là nơi giới thiệu những hương vị cà phê cao cấp được pha chế bởi những coffee master (bậc thầy cà phê). Starbucks Reserve Hàn Thuyên, đã hoạt động được 7 năm là một địa điểm luôn thu hút khách du lịch cũng như giới sành cà phê nhờ những loại cà phê đặc biệt của hãng. Nghĩa là, không dễ dàng gì để hãng cà phê nổi tiếng này "đập đi xây lại" cửa hàng được cho là sang trọng, độc đáo nhất của mình.
Chưa kể, từ bỏ mặt bằng 750 triệu đồng/tháng lên mặt bằng cả tỷ đồng/tháng, không đơn thuần chỉ là giá cả. Phía sau sự tháo chạy của loạt thương hiệu F&B nổi tiếng, cùng các nhà hàng nổi danh khỏi mặt bằng trung tâm TP.HCM là cả một câu chuyện dài.
Mặt bằng Hàn Thuyên đang được Adore Coffee thuê, sau 9 tháng bỏ trống. Ảnh: AC
Mặt bằng trung tâm giá "cắt cổ"
Tháng 4/2025, một loạt nhà hàng nổi tiếng đông khách ở khu trung tâm quận 1, quận 3, trên những con đường sầm uất nhất, đồng loạt treo bảng "chào tạm biệt". Từ Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, đến Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần..., rất nhiều nhà hàng đóng cửa và nhiều mặt bằng tìm chủ mới.
Trên thực tế, tình trạng này đã diễn ra suốt một thời gian dài, kể từ sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, gần đây, làn sóng này ngày một gia tăng.
Tìm hiểu của phóng viên Nhadautu.vn cho thấy, mức giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở trung tâm neo cao khiến nhiều nhà hàng đang kinh doanh tốt cũng lâm vào tình trạng "hụt hơi", thậm chí, có tình trạng chủ mặt bằng vì cho rằng người thuê đang "ăn nên làm ra" nên tăng giá mặt bằng bất chấp thoả thuận.
Ông Bùi Sơn, Giám đốc vận hành một quán thương hiệu cà phê ở TP.HCM cho biết, trong cơ cấu chi phí, giá mặt bằng không nên chiếm quá 30% chi phí vận hành.
"Để hoà vốn nhanh, thông thường chi phí mặt bằng trung bình chỉ nên chiếm khoảng 30% tổng chi phí xây dựng vận hành quán. Tuy nhiên, hiện tại, giá cả mặt bằng tại hai thành phố lớn rất cao, thậm chí có thể ngốn đến 50% tổng chi phí quán. Một số con đường trung tâm, giá mặt bằng có thể lên hơn 200 triệu đồng/tháng, ở khu sầm uất thì giá trên 500, thậm chí 700 triệu là bình thường. Thử tính xem, với giá mặt bằng như thế, phải bán sản phẩm như thế nào để có thể hoàn vốn, chứ chưa tính chuyện có lời?", ông Sơn cho biết.
Theo ông Sơn, có thực trạng nhiều quán cà phê, nhà hàng nổi tiếng đang kinh doanh tốt buộc phải đóng cửa vì chủ mặt bằng đột ngột tăng giá, không theo thoả thuận, chỉ vì thấy kinh doanh tốt.
"Thông thường, để tối ưu chi phí, chủ mặt bằng và người thuê mặt bằng sẽ ký hợp đồng theo giai đoạn dài, 5 - 10 năm, với cố định một mức giá hoặc thoả thuận tăng giá sau mỗi 2 năm chẳng hạn. Hoặc là có ký hợp đồng gia hạn theo từng năm để phòng hờ việc kinh doanh không như ý của người thuê. Cái này tuỳ theo thoả thuận củ hai bên. Nhưng làm ăn không được thì không nói, nếu làm ăn tốt trong khoảng thời gian dài, sẽ có thể dẫn đến tình trạng chủ lấy lại mặt bằng hoặc tăng giá bất chấp mà người thuê không trở tay kịp, vì mọi thứ đang ổn định. Giá chỉ cần tăng 10% đã là một vấn đề, đừng nói đến tăng 20, 30%. Nên nhiều quán ăn, nhà hàng chấp nhận bỏ mặt bằng dù lượng khách ổn định, cũng phải", ông Sơn phân tích.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hưng, một chuyên gia môi giới cho thuê mặt bằng ở TP.HCM cho biết, thực tế, giá cho thuê mặt bằng ở TP.HCM hiện tại, thấp hơn nhiều so với đỉnh cao 2019, thời điểm trước dịch bệnh COVID-19.
"Theo tôi, từ góc độ người thuê thì họ đang kinh doanh ổn định, tự nhiên bị đôn chi phí mặt bằng thì phải tính toán lại. Quán có một lượng khách cố định, mang đến khoản doanh thu cố định, mức lợi nhuận sẽ được đảm bảo. Giờ đây, tăng giá mặt bằng, chưa kể giá cả, chi phí các khoản khác cũng tăng, buộc họ sẽ phải tính toán lại về giá bán hàng, làm gì để hút khách. Mà tăng giá thì chắc chắn sẽ mất một lượng khách, nhất là trong bối cảnh tiêu dùng thắt chặt như hiện tại.
Không dễ để đánh đổi. Trong khi, từ góc độ chủ mặt bằng, họ chỉ cần thấy làm ăn thuận lợi thì nghĩ rằng mình đã cho thuê giá hợp lý, đã đến lúc nên tăng giá. Đó cũng là tâm lý dễ hiểu. Tuy nhiên, diễn biến thực tế thị trường thì không như vậy. Làm sao để cả hai bên, người thuê và người cho thuê đều hiểu và thông cảm cho nhau, lúc đó giá cả mới thoả thuận được. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh còn nhiều biến số nữa", ông Hưng phân tích.
Trung tâm thương mại có hưởng lợi?
Câu chuyện Starbuck từ bỏ mặt bằng trung tâm giá 750 triệu đồng/tháng để vào trung tâm thương mại (TTTM) giá cao hơn, theo ông Hưng, là điều có thể lý giải được.
"Thứ nhất, TTTM được vận hành bởi một công ty, đội ngũ chuyên nghiệp, hợp đồng minh bạch, giá cả rõ ràng, được thẩm định, lượng khách hàng ổn định... trong khi giá mặt bằng phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người chủ, thường không được thẩm định trước. Thứ hai, TTTM là nơi mang tới giá trị thương hiệu cao, nơi mà các thương hiệu quốc tế tìm kiếm và các thương hiệu quốc nội cần nơi này để làm "bệ phóng" nhận diện", ông Hưng nhận định.
Điều này tương đồng với những lý giải của bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý cấp cao bộ phận nghiên cứu Savills TP.HCM về TTTM và mặt bằng bán lẻ mà Nhadautu.vn đã thông tin trước đó.
Phân tích rõ hơn, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, các thương hiệu bán lẻ từ xa xỉ đến đại chúng đều đang tăng cường đầu tư vào các cửa hàng vật lý ở những vị trí chiến lược nhằm trưng bày sản phẩm và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
"Mặc dù thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đa kênh, nhưng cửa hàng truyền thống mới thật sự là điểm chạm để kết nối đến khách hàng. Chính vì vậy, tỷ lệ trống của các mặt bằng chủ chốt vẫn cực kỳ thấp, điều này lý giải cho việc bất chấp mức giá thuê cao mà các nhà bán lẻ vẫn sẵn sàng kí hợp đồng thuê để duy trì cửa hàng", bà Trang nhận định.
Theo chuyên gia C&W, nhiều thương hiệu quốc tế tìm kiếm "cộng đồng" nhờ vào các TTTM, nơi toạ lạc của các thương hiệu tương đồng, giúp họ dễ dàng tìm kiếm đúng khách hàng mục tiêu và khẳng định vị thế. Đó là lý do chính TTTM vẫn được ưa chuộng.
Trở lại câu chuyện mặt bằng "ế", ông Hưng cho rằng, dù có giảm giá, nhiều mặt bằng vẫn buộc phải chấp nhận cảnh trống không, tìm khách bởi không dễ để kinh doanh trong bối cảnh hành vi tiêu dùng thay đổi và xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, ngoại trừ các chuỗi lớn, gần như không chủ thương hiệu nào "dám" mạnh tay chi tiền thuê mặt bằng mở rộng kinh doanh thời điểm này. Điều này, buộc các chủ mặt bằng phải thay đổi, hoặc, chấp nhận câu chuyện bỏ trống mặt bằng, hụt nguồn thu.
"Theo tôi, các chủ mặt bằng chỉ cần thay đổi, hiểu được hành vi tiêu dùng, thẩm định giá trị, sẽ có khách. Bởi, một số kiểu nhà hàng, như quán nhậu, hải sản, không thể vào TTTM được. Quan trọng là, làm sao tìm được tiếng nói chung", ông Hưng đánh giá.
-
Cấm cho thuê ngắn ngày trong chung cư, phân khúc căn hộ dịch vụ hưởng lợi
Việc TP.HCM cấm hoạt động cho thuê ngắn ngày tại chung cư đang tạo ra sự dịch chuyển trong thị trường lưu trú ngắn ngày, đồng thời mở ra cơ hội mới cho phân khúc căn hộ dịch vụ.
-
TP.HCM cấm cho thuê lưu trú du lịch trong chung cư: phù hợp với Luật Nhà ở 2023
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về quản lý nhà chung cư, trong đó nổi bật là quy định siết chặt hoạt động cho thuê lưu trú du lịch. Điều này phù hợp với quy định của Luật Nhà ở 2023 tại khoản 8 Điều 3, quy định cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.
-
Mặt bằng cho thuê chật vật tìm khách
Dù việc tiêm phủ vaccine được đẩy mạnh và đạt những con số ấn tượng, nhịp sống của trạng thái bình thường mới được thiết lập, nhưng thị trường bán lẻ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn khi khách thuê vẫn dè dặt quay lại thị trường








-
Chính thức khởi công dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm hơn 17.000 tỷ đồng vào ngày mai (10/5)
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, một trong những tuyến rạch ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại TP.HCM sẽ chính thức được khởi công vào ngày 10/5. Đây là dự án có tổng mức đầu tư lên tới hơn 17.200 tỷ đồng và được kỳ vọng sẽ đem lại diện mạo mới cho đô thị, c...
-
TPHCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc
Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TPHCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vư...
-
TP.HCM quy hoạch thêm 14 khu công nghiệp mới
Ngày 9/5, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM phối hợp cùng UBND huyện Bình Chánh tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời công bố giải pháp thu hút đ...