Ảnh minh hoạ
Ông Đính nhận định, thách thức đầu tiên và lớn nhất là câu chuyện về quỹ đất. Dù đã có nhiều nghị quyết, quy định yêu cầu bố trí quỹ đất dành riêng cho nhà ở xã hội, song trên thực tế, không ít địa phương vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản. Nhiều khu vực dù có quy hoạch đất nhưng lại thiếu hạ tầng hoặc nằm ở vị trí không phù hợp để phát triển dự án. Điều này buộc doanh nghiệp phải tự xoay sở, từ tìm kiếm đến giải phóng mặt bằng.
Chưa kể, thủ tục đầu tư, từ lựa chọn nhà đầu tư đến các bước thẩm định cũng là rào cản khiến nhiều doanh nghiệp “chùn chân”.
Theo ông Đính, thủ tục triển khai nhà ở xã hội phải qua nhiều vòng xét duyệt như xác định đối tượng thụ hưởng, thẩm định giá bán... Trong khi lợi nhuận lại bị khống chế, khiến các chủ đầu tư không mấy mặn mà tham gia.
Vấn đề vốn và tín dụng cũng là điểm nghẽn nghiêm trọng. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội được kỳ vọng là "cú hích" lớn, song theo đánh giá của VARS, lãi suất vẫn chưa đủ hấp dẫn và thời hạn vay chưa đủ dài để tạo sự yên tâm cho cả doanh nghiệp lẫn người mua. Đặc biệt, với điều kiện phải có ít nhất 20% vốn tự có mới được vay, đây là rào cản quá lớn với nhiều công nhân, người lao động phổ thông trẻ chưa có tích lũy.
Thực trạng này dẫn đến một nghịch lý: nhiều người có nhu cầu thật sự về nhà ở nhưng không thể tiếp cận được vì không đủ điều kiện hồ sơ. Trong khi đó, công tác xác định đối tượng thụ hưởng tại một số địa phương còn lúng túng, thiếu thống nhất, khiến chính sách khó đi vào cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ người lao động làm việc xa quê, không có hộ khẩu hoặc tạm trú đúng quy định, đã bị loại khỏi cơ hội mua hoặc thuê nhà ở xã hội.
Ngoài ra, một thực tế đáng báo động là hiện nay nhà ở xã hội cho thuê gần như “vắng bóng”. Trong khi đó, mô hình này lại rất phù hợp với nhóm lao động thời vụ, người có thu nhập chưa ổn định. Chính sách cho thuê - thuê mua vẫn thiếu và yếu, chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với đó, việc thiếu chiến lược dài hạn, thiếu quỹ phát triển nhà ở xã hội cấp quốc gia và địa phương càng khiến phân khúc này dễ bị “đuối sức” giữa dòng chảy thị trường.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh: Nhà ở xã hội không thể mãi là mục tiêu trong các bản quy hoạch hay chương trình hành động. Cần một tư duy hoàn toàn mới trong quản lý và vận hành, coi phát triển nhà ở xã hội là một nhiệm vụ bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì chỉ trông chờ vào thị trường.
Về phía chính sách, VARS đề xuất cần quy hoạch rõ ràng, bài bản quỹ đất cho nhà ở xã hội, đưa chỉ tiêu vào kế hoạch phát triển hàng năm. Nhà nước cần chủ động tạo lập quỹ đất sạch thông qua các hình thức như BT, PPP hoặc đổi đất lấy hạ tầng. Các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất nếu muốn tham gia phát triển nhà ở xã hội nên được hỗ trợ chuyển mục đích sử dụng, miễn giảm nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, cần khuyến khích việc chuyển đổi các dự án, hoặc phần diện tích chưa phù hợp sang mục tiêu phát triển nhà ở xã hội.
Thủ tục đầu tư cũng cần cải cách mạnh mẽ, từ quy trình phê duyệt, lựa chọn chủ đầu tư, đến cấp phép xây dựng, tất cả phải hướng đến sự tinh gọn, minh bạch, dễ tiếp cận. Lãnh đạo VARS cho rằng có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu minh bạch cho các dự án nhà ở xã hội, miễn là đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết về năng lực và kinh nghiệm.
Nguồn vốn cũng cần được đa dạng hóa, không thể chỉ trông chờ vào tín dụng ngân hàng. Nhà nước nên xem xét thành lập các quỹ phát triển nhà ở xã hội từ ngân sách, từ nguồn thu quỹ đất hoặc từ sự đóng góp của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các tổ chức tài chính. Song song với đó, cần phát triển các mô hình quỹ tín thác bất động sản, quỹ đầu tư chuyên biệt để hỗ trợ nguồn lực bền vững.
Về chính sách “đầu ra”, VARS đề xuất đơn giản hóa thủ tục xác định đối tượng thụ hưởng, minh bạch và số hóa dữ liệu để tránh tình trạng trục lợi chính sách hoặc bỏ sót người cần thật sự. Cũng cần có các chương trình hỗ trợ thuê, thuê mua cho người lao động không đủ khả năng tài chính để mua nhà.
“Nhà ở xã hội chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó trở thành một phần không thể thiếu trong quy hoạch đô thị; hấp dẫn với nhà đầu tư, dễ tiếp cận với người dân và có cơ chế vận hành ổn định. Khi ấy, mục tiêu một triệu căn nhà không chỉ là khẩu hiệu mà sẽ là hiện thực, góp phần xây dựng một xã hội phát triển hài hòa, nhân văn và bền vững,” ông Nguyễn Văn Đính khẳng định.
-
Bình Dương động thổ 3 tòa nhà ở xã hội cao 18 tầng
Ngày 25/5, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phúc Đạt đã động thổ Dự án Khu nhà ở xã hội cao tầng Phúc Đạt Tân Uyên tại phường Tân Hiệp, TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
-
TP.HCM sẽ khởi công 8.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
Năm 2025, TP.HCM sẽ khởi công thêm 8 dự án nhà ở xã hội với gần 8.000 căn hộ và hoàn thành 4 dự án khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Đề án “Phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Chính phủ ban hành, đáp ứng nhu cầu nhà ở cấp thiết của người thu nhập thấp, công nhân và người lao động trên địa bàn thành phố.
-
Tỉnh dẫn đầu về nhà ở xã hội đang triển khai những dự án nào?
Bắc Ninh hiện là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nhà ở xã hội khu vực phía Bắc với 10 dự án đang được triển khai đồng loạt. Khi các dự án này hoàn thiện sẽ cung cấp hàng chục nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Vậy tiến độ thực tế của các dự án ra sao?








-
Hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp muốn làm dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng tại Đông Anh
Cuộc đua giữa hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp – Viglacera và Kinh Bắc đang nóng lên tại Đông Anh (Hà Nội) khi cùng lúc đăng ký thực hiện hai siêu dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 16.149 tỷ đồng, quy mô gần ...
-
Lãi suất ưu đãi bất ngờ từ 1/7 dành cho người dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội
Từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2025, người trẻ dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội và các chủ đầu tư, người mua nhà tại dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi đặc biệt, theo công bố mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam....
-
Hải Phòng: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
Trước nhu cầu nhà ở ngày càng tăng, đặc biệt là việc hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương sắp tới, Hải Phòng hiện đang tập trung cao xây dựng nhà ở xã hội (NOXH). Dự kiến hết năm 2025, Thành phố sẽ có 15.491 căn NOXH hoàn thành....