Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho biết, dù có nhiều chính sách hỗ trợ và hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, phân khúc này vẫn gặp nhiều trở ngại trong quá trình triển khai.
Nguyên nhân chính đến từ những vướng mắc trong quỹ đất, thủ tục hành chính, nguồn vốn và đối tượng thụ hưởng.
Quỹ đất - Bài toán nan giải
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (VARS), mặc dù quy định yêu cầu các địa phương phải chủ động bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn phải tự xoay sở, từ việc tìm kiếm quỹ đất đến giải phóng mặt bằng. Điều này không chỉ kéo dài thời gian triển khai mà còn đội chi phí đầu tư, làm giảm sức hấp dẫn của phân khúc này đối với các chủ đầu tư.
Ông Đính cho rằng, giải pháp khả thi là Nhà nước cần chủ động thu hồi đất, sau đó giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án, đồng thời đảm bảo các hỗ trợ về tài chính để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính chưa thực sự thông thoáng
Cũng theo ông Đính, nhà ở xã hội được xác định là phân khúc ưu tiên, nhưng các thủ tục đầu tư và phê duyệt vẫn tương đương, thậm chí còn phức tạp hơn so với nhà ở thương mại. Nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư vào phân khúc này vì thời gian hoàn tất các thủ tục kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hiệu quả tài chính.
Do đó, cần xây dựng một quy trình rút gọn, dành riêng cho nhà ở xã hội, với cơ chế hậu kiểm nhằm đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
Nguồn vốn - Hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả
Chủ tịch VARS cho biết, gói tín dụng ưu đãi dành cho nhà ở xã hội đã được triển khai, nhưng tỷ lệ giải ngân còn rất thấp, chưa đến 2%. Nguyên nhân chính là do điều kiện vay còn khắt khe, thời gian xét duyệt kéo dài, khiến cả chủ đầu tư lẫn người dân khó tiếp cận. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập cơ chế linh hoạt hơn, mở rộng tiêu chí xét duyệt và đẩy mạnh giải ngân qua nhiều kênh tài chính khác nhau.
Đối tượng thụ hưởng - Còn nhiều bất cập
Việc mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách, nâng mức thu nhập tối đa lên 15 triệu đồng/tháng và bỏ quy định về hộ khẩu đã giúp nhiều người tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản như quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật, khiến việc xét duyệt trở nên khó khăn. Ngoài ra, nên xem xét loại bỏ điều kiện thu nhập tối thiểu, vì nhiều lao động thời vụ, người làm việc không cố định có thu nhập thấp vẫn bị từ chối do không đạt tiêu chí này.
Chất lượng và giá bán - Lo ngại về nhà ở giá rẻ
Nhiều người vẫn quan niệm rằng nhà ở xã hội đồng nghĩa với chất lượng thấp, ít tiện ích. Điều này khiến nhu cầu mua nhà ở xã hội không thực sự cao dù giá cả hợp lý. Lãnh đạo VARS cho rằng, giải pháp đặt ra là cần có bộ tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, đảm bảo các dự án nhà ở xã hội không bị xuống cấp nhanh, đồng thời quy hoạch đầy đủ tiện ích để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân. Ngoài ra, nên xem xét mô hình nhà ở xã hội thấp tầng ở một số khu vực phù hợp để giảm chi phí đầu tư và tạo thêm lựa chọn cho người dân.
Kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực
Tính đến ngày 24/10/2024, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước đã triển khai 622 dự án nhà ở xã hội với tổng quy mô 565.177 căn hộ, đạt khoảng 53% mục tiêu của Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Trong số đó, 79 dự án đã hoàn thành, cung cấp 40.679 căn hộ; 131 dự án khác đang được khởi công xây dựng với 111.687 căn; và 412 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự kiến cung cấp 411.076 căn hộ.
Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội" đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành khoảng 1.062.200 căn hộ, trong đó giai đoạn 2021-2025 dự kiến hoàn thành khoảng 428.000 căn.
Như vậy, với tiến độ hiện tại, việc đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2025 vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp.
Ngày 6/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị toàn quốc nhằm tháo gỡ những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Điều này cho thấy sự quyết tâm từ Chính phủ trong việc thúc đẩy phân khúc này phát triển mạnh mẽ hơn. Với sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và chính quyền địa phương, hy vọng rằng trong thời gian tới, các rào cản sẽ dần được tháo gỡ, mở ra nhiều cơ hội an cư hơn cho hàng triệu người dân có thu nhập trung bình và thấp tại Việt Nam.
-
4 vướng mắc và 5 kiến nghị Nóng từ "Ông Trùm" nhà ở xã hội với Thủ Tướng
Chiều 6/3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhà ở xã hội. Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân - doanh nghiệp dẫn đầu nhà ở xã hội miền Nam - báo cáo đã đăng ký xây 50.000 căn hộ từ 2022-2030, triển khai 24 dự án với hơn 35.000 căn, trong đó 3.000 căn hoàn thành năm 2024 tại Tây Ninh, Bình Thuận, Trà Vinh. Tại hội nghị, Hoàng Quân đưa ra 5 kiến nghị "nóng" để giải quyết vướng mắc.
-
Đề xuất áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép trong xây dựng nhà ở xã hội
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Công ty Cổ phần địa ốc Kim Oanh đề xuất Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép với ưu điểm thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu.
-
"Ông lớn" Vingroup đề xuất gì với Thủ Tướng để hiện thực hóa 500.000 căn nhà ở xã hội?
Ngày 6/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc, nơi các doanh nghiệp bất động sản, lãnh đạo bộ ngành, chuyên gia, ngân hàng và Hiệp hội Bất động sản cùng bàn bạc để tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị hướng tới mục tiêu triển khai Đề án "Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".








-
BĐS Quý 1/2025: Lửa đã bén – Chu kỳ mới chính thức kích hoạt
Thị trường bất động sản Việt Nam đang có những chuyển biến rõ rệt. Đó không còn là những tín hiệu mờ nhạt hay sự khởi động chậm chạp, mà quý 1/2025 thực sự đánh dấu một giai đoạn mới đầy hy vọng, như ngọn lửa vừa bén đã lan tỏa rộng....
-
Hà Nội nguồn cung căn hộ giảm, người mua chuyển hướng ra vệ tinh, khu vực này thành cực hút mới
Sau chuỗi 8 quý tăng trưởng không ngừng, thị trường căn hộ sơ cấp Hà Nội bất ngờ “giảm tốc” trong ba tháng đầu năm 2025. Nguồn cung mới sụt giảm mạnh, lượng tiêu thụ lao dốc, trong khi đó, các khu vực vùng ven như Văn Giang (Hưng Yên) lại nổi lên như...
-
Nhận diện 5 yếu tố định hình bức tranh thị trường bất động sản đầu năm 2025
Bước sang quý I/2025, thị trường bất động sản Việt Nam đang thể hiện những tín hiệu phục hồi ngày càng rõ rệt, với lực đẩy đến từ chính sách, hạ tầng và thanh khoản có dấu hiệu khởi sắc. Báo cáo mới nhất từ BHS Group ghi nhận hàng loạt diễn biến đáng...