Các nhà đầu tư đến từ 37 đơn vị quản lý bất động sản hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những người đang quản lý danh mục đầu tư có giá trị trên 2.000 tỷ USD đã được JLL khảo sát về mục tiêu, chiến lược cũng như quan điểm đầu tư cho thị trường bất động sản năm 2022.
Theo đó, nhiều nhà đầu tư có kế hoạch đa dạng hóa giữa các lĩnh vực và triển khai thêm vốn. Họ đang xem xét các tài sản trong lĩnh vực logistics, nhà đất, cho thuê văn phòng cũng như các lĩnh vực thay thế khác. Các thị trường hàng đầu, theo kết quả khảo sát với các nhà đầu tư, lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
Ngoài ra, cứ 10 người được hỏi thì có tới 6 người khẳng định sẽ phân bổ thêm nguồn vốn cho lĩnh vực cho thuê văn phòng trong năm nay, báo hiệu tiềm năng hồi phục của thị trường này sau 2 năm vật lộn cùng đại dịch Covid-19.
Schroders Capital, công ty tư vấn tài chính toàn cầu đã chia sẻ 4 động lực chính mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua khi tìm kiếm triển vọng dài hạn ở thị trường abast động sản khu vực châu Á Thái Bình Dương, đó là quá trình đô thị hóa, tốc độ mở rộng tầng lớp trung lưu, tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ và dân số già.
“Khu vực châu Á Thái Bình Dương có một số thị trường bất động sản năng động nhất và phát triển nhanh bậc nhất trên thế giới. Mức tăng trưởng GDP thực tế, dân số thành thị và quy mô của tầng lớp trung lưu sẽ vượt xa các khu vực khác trong xuyên suốt thập kỷ tới”, Andrew Moore, người đứng đầu bộ phận bất động sản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Schroders Capital cho biết.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng sự tích lũy tài sản liên tục giữa các cá nhân trên toàn khu vực sẽ thúc đẩy thêm nhu cầu về việc không gian văn phòng bất kể xu hướng làm việc tại nhà có tồn tại sau đại dịch hay không.
Bên cạnh đó, châu Á – Thái Bình Dương đã tự khẳng định mình là khu vực đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là với những tiến bộ trong ngành thương mại điện tử, 5G và mạng truyền thông di động. Điều này cũng thúc đẩy nhu cầu về việc sử dụng văn phòng, không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn.
Các tài sản bất động sản thay thế cũng đang ngày càng phổ biến. Chẳng hạn, nhu cầu đối với các căn hộ dành cho nhiều gia đình và trung tâm dữ liệu đã tăng lên do sự tầng lớp trung lưu đang ngày càng nhiều lên.
Năm 2022, các chuyên gia khẳng định không thể phủ nhận rằng nhà đầu tư đang thật sự sự thèm muốn rót vốn vào thị trường bất động sản thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương, và các lựa chọn phổ biến nhất cho các nhà đầu tư là các lựa chọn thay thế hoặc phản ánh sự thay đổi cơ cấu.
-
17/32 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cắt giảm cho vay với lĩnh vực bất động sản
Hơn một nửa đơn vị cho vay hàng đầu của Trung Quốc đã giảm mức độ tương tác với lĩnh vực bất động sản, có thể khiến cuộc khủng hoạt tiền mặt với các nhà phát triển trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Theo cuộc khảo sát mới nhất do công ty tư vấn bất động sản toàn cầu JLL công bố ngày 30/3, Trung Quốc vẫn là điểm đến đầu tư bất động sản hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...