Cụ thể, thị trường bất động sản của nền kinh tế hàng đầu châu Á nổi bật với các phân khúc dịch vụ hậu cần, cho thuê nhà ở và khu mặt bằng kinh doanh. Trong đó, các nhà kho cũng như mặt bằng kinh doanh ở những thành phố lớn là tài sản được ưa chuộng nhất.
Trung Quốc đại lục đã cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore lọt vào top 5 quốc gia hàng đầu ở châu Á về đầu tư bất động sản, theo báo cáo về thói quen của các nhà đầu tư trong khu vực được thực hiện bởi JLL.
Eric Pang, người đứng đầu thị trường vốn của chi nhánh JLL Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc tiếp tục được xếp hạng cao trong số các điểm đến đầu tư hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này một lần nữa khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này. Logistics, cho thuê nhà ở và các tài sản thay thế là những phân khúc quan trọng được các nhà đầu tư nhắm đến tại thị trường Trung Quốc. Sự cạnh tran tại đây ngày càng trở nên khốc liệt”.
Với sự hỗ trợ của chính sách đang được nới lỏng và nguồn vốn từ các nhà đầu tư, một số lĩnh vực đặc biệt liên quan đến ngành bất động sản như khoa học đời sống, sản xuất thông minh và công nghệ thông tin thế hệ mới đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, thu hút sự chú ý lớn và nhiều vốn hơn từ các nhà đầu tư vào các khu kinh doanh.
JLL đã thực hiện của khảo sát với CEO từ 37 công ty đầu tư lớn trong khu vực và trên toàn thế giới, những người đang quản lý khối tài sản có giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ USD.
Mặc dù có sự ủng hộ mạnh mẽ khi cứ 10 người được hỏi thì có tới 9 người cho biết sẽ rót thêm vốn vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022, các nhà đầu tư vẫn nhận thấy sự cần thiết về việc đa dạng hóa tài sản trong danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ cạnh tranh tăng lên.
JLL cho biết nhiều nhà đầu tư có kế hoạch đa dạng hóa, lấy tài sản trong lĩnh vực logistics, nhà ở cho thuê, văn phòng và các lĩnh vực khác là mục tiêu trong năm nay.
Stuart Crow, thành viên ban lãnh đạo JLL khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Tỷ lệ cạnh tranh sẽ nổi lên như một trong những chủ đề định hình thị trường bất động sản thương mại Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2022. Bất chấp sự biến động ngày càng tăng trên thị trường chứng khoán toàn cầu, chúng tôi nhận thấy sự cạnh tranh tiếp tục tăng lên trong ngành bất động sản. Sự thiếu hụt nguồn cung dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư tập trung vào các giao dịch mua bán và sáp nhập nền tảng”
Logistics sẽ tiếp tục thu hút nhiều nguồn vốn hơn trong năm nay, với 9/10 người được hỏi có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư hơn so với năm 2021. Trong khi đó, thị trường nhà đất được xếp hạng là lĩnh vực hấp dẫn thứ hai sau logistics, với 7/10 nhà đầu tư đang tìm cách tăng cường rót vốn.
Cuối cùng, văn phòng cho thuê vẫn là lĩnh vực cốt lõi đối với nhiều nhà đầu tư, khi cứ 10 người được hỏi thì có 6 ngườ khẳng định sẽ đẩy mạnh giao dịch trong năm nay.
-
Giá phòng khách sạn tại châu Á về mức trước đại dịch
Thị trường khách sạn châu Á đang dần hồi phục do mở cửa trở lại du lịch quốc tế và dỡ bỏ các hạn chế kiểm dịch.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.