Hôm 2/4, Tổng thống Trump đã công bố chính sách thuế quan mới của Mỹ. Theo đó, Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại. Khoảng một nửa trong số này chịu mức thuế chung 10% từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn khác chịu thuế dao động từ 15% đến gần 50% từ ngày 9/4.
Việt Nam chịu mức 46%, nằm trong nhóm các nước bị áp thuế cao nhất cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Myanmar.
Giới chuyên gia cho rằng, quyết định bất ngờ của Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Tại tọa đàm “Bất động sản 2025 - Nhà ở cho người trẻ”, ông Võ Hồng Thắng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng DKRA Consulting nhận định, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng đối với nhiều quốc gia, trong đó có mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những biến số lớn cho nền kinh tế.
Theo ông, các kịch bản dự báo thị trường bất động sản trong thời gian tới buộc phải điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thực tế, khi môi trường vĩ mô quốc tế đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.
Vấn đề thuế quan có thể sẽ tạo nên tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản.
Ông Thắng cho biết, trong kịch bản có thể đàm phán được vấn đề thuế quan, nền kinh tế trong nước tiếp tục duy trì đà phát triển như trong quý 1/2025, kết hợp với định hướng của Chính phủ cùng những thành quả kinh tế đạt được trong thời gian qua thì thị trường bất động sản vẫn có cơ hội tăng trưởng.
Vị này dự báo nguồn cung bất động sản nhà ở tại TP.HCM, nguồn cung và tiêu thụ sẽ tiếp tục phục hồi trong quý 2.
“Nguồn cung căn hộ sẽ khó tăng đột biến, tuy nhiên sức cầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức trung bình. Việc Mỹ áp thuế sẽ phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực phía Nam. Có thể các nhà đầu tư sẽ giữ tâm lý thận trọng khi đưa ra quyết định”, ông Thắng nhận định.
Dù vậy, thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, đặc biệt là căn hộ hạng C và thậm chí là căn hộ có giá dưới 60 triệu đồng/m2( chưa tính VAT) cũng sẽ tiếp tục khan hiếm.
Về giá bán, ông Thắng dự báo mặt bằng giá sơ cấp căn hộ dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do áp lực chi phí đầu vào vẫn lớn, đặc biệt là tiền sử dụng đất, chi phí lãi vay, chi phí vật liệu xây dựng,….tăng có thể sẽ làm giá tăng tiếp trong thời gian sắp tới nếu nguồn cung không có sự cải thiện mạnh mẽ.
Bất động sản Khu công nghiệp nằm trong nhóm ảnh hưởng mạnh
Thời điểm hiện tại, mức thuế suất đối với từng mặt hàng vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên trong báo cáo mới nhất, chứng khoán MBS cho rằng tác động đến các ngành nghề sản xuất sẽ khác nhau phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng giá trị xuất khẩu cũng như các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong cùng phân khúc.
Theo MBS, các nhóm ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản Khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất.
Cụ thể với nhóm máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện: Trị giá xuất khẩu sang Mỹ 23,2 tỷ USD, chiếm 32 tỷ trọng xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ như Intel, HP, Dell, Amkor... Tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp và vận tải logistics.
Tương tự nhóm sản phẩm điện tử linh kiện, các doanh nghiệp chủ yếu trong nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ như Rockwell Automation, First Solar cũng là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ, ngoài ra còn 1 số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Hongkong. Tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp và vận tải logistics.
MBS cho rằng, các nhóm ngành cao su, giấy, dây cáp điện,… chịu tác động trung bình do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ thấp. Trong khi đó nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.
-
Gần đây, truyền thông và dư luận đặc biệt quan tâm tới bảng thuế suất mà Nhà Trắng công bố, thường được gọi là "thuế đối ứng" (Reciprocal Tariffs). Những con số cao ngất ngưỡng như 46% với Việt Nam và mức cao khác một số nước, khiến nhiều người lo ngại rằng đây chính là mức thuế thực sự mà Mỹ có thể áp dụng vào hàng hóa nhập khẩu. Nhưng thực tế có phải như vậy không, hay đây chỉ là những con số mang tính lý thuyết hoặc chiến lược?
-
Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam: Bất động sản chịu tác động gì?
Quyết định áp thuế chống bán phá giá lên tới 46,2% đối với thép Việt Nam từ phía Mỹ không chỉ ảnh hưởng lớn vào ngành xuất khẩu, mà còn kéo theo nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền đến thị trường bất động sản trong nước – nơi phụ thuộc lớn vào chi phí vật liệu xây dựng.
-
Họp bàn ứng phó việc Mỹ áp thuế 46%, Thủ tướng yêu cầu lập ngay tổ phản ứng nhanh
Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.








-
Việt Nam và Mỹ sẽ đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã trao đổi, đàm phán với Chính phủ Mỹ để thống nhất việc sẽ tiến hành tổ chức đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương....
-
Thị trường kim loại phản ứng thế nào trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Theo MXV, thị trường kim loại chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ ở nhiều mặt hàng, nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng này là lo ngại về căng thẳng thương mại, thiếu hụt nguồn cung và Mỹ giảm siết chặt tiền tệ....
-
Mỹ áp thuế với hàng hóa Trung Quốc lên tới 145%?
Nhà Trắng cho biết sau sắc lệnh tăng thuế với Trung Quốc mới nhất lên 125%, cộng với mức 20% trước đó, thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc hiện tại là 145%.