Theo công ty dữ liệu bất động sản Real Capital Analytics, chỉ tính riêng trong quý III, tổng mức đầu tư của các nhà đầu tư châu Á vào thị trường bất động sản châu Âu đạt 447 triệu USD. Con số này thậm chí cao hơn tổng mức đầu tư cả năm 2020 (223 triệu USD). Trong đó, tổng mức đầu tư dành cho thị trường nhà đất chiếm tỷ trọng 9%, cao hơn con số 5% cùng kỳ năm trước.
Alek Misev, lãnh đạo Aware Super, quỹ đầu tư lớn thứ hai nước Úc chia sẻ rằng đơn vị này nhắm mục tiêu thực hiện 5 giao dịch lớn mỗi năm trên thị trường nhà đất châu Âu.
“Chúng tôi có những kế hoạch lớn để phát triển danh mục đầu tư bất động sản ở châu Âu. Lộ trình ưa thích của chúng tôi là tham gia trực tiếp vào các nền tảng cùng các nhà đầu tư chung chí hướng. Qua đó, chúng tôi có thể kết hợp kiến thức tương ứng của mình và cùng nhau phát triển các nền tảng này trong dài hạn”, ông Misev cho biết.
Theo kế hoạch, quỹ đầu tư này sẽ trung vào các địa điểm trên khắp Vương quốc Anh và những nước khác tại châu Âu, bao gồm một số thành phố lớn như London, Dublin, Lisbon, Copenhagen, Madrid và Barcelona.
Misev tiết lộ quỹ Aware Super cũng sẽ hoạt động thông qua Vivenio, một nền tảng chuyên về xây dựng nhà ở cho thuê, có trụ sở tại Tây Ban Nha với mức định giá gần 680 triệu USD vào tháng 6. “Với Vivenio, các kế hoạch sẽ mở rộng đáng kể trên khắp thành phố Madrid”, ông Misev khẳng định. Ngoài ra, ông cho biết quỹ ủng hộ xu hướng mở rộng đầu tư vào thị trường bất động sản châu Âu của các nhà đầu tư châu Á.
NZ Super, một quỹ đầu tư lớn của New Zealand cũng đang tăng cường mở rộng danh mục đầu tư bất động sản châu Âu, bao gồm việc tập trung cho thị trường nhà ở dành cho sinh viên và người cao tuổi.
“Là một phần của chiến lược bất động sản toàn cầu, chúng tôi đã nhắm mục tiêu đến khu vực sinh sống ở châu Âu. Thị trường nhà ở châu Âu đang thu hút nhiều vốn hơn do những yếu tố cơ bản về cung – cầu và các động lực không theo chu kỳ”, Toby Selman, chuyên gia phân tích tại NZ Super cho biêt.
Các công ty bảo hiểm châu Á cũng đang nhìn thấy tiềm năng ngày càng tăng trong lĩnh vực nhà đất tại châu Âu. “Chắc chắn nếu so sánh với lĩnh vực văn phòng thời điểm hiện tại, chúng tôi sẽ tìm cách tăng đầu tư vào thị trường nhà đất trên khắp châu Âu”, một lãnh đạo công ty bảo hiểm lớn tại châu Á chia sẻ trên Asian Investor.
Ông nói: “Xu hướng làm việc từ xa đã thúc đẩy mọi người nâng cấp ngôi nhà của mình. Một số quốc gia có nhiều thị trường hấp dẫn. Trong khi đó, lĩnh vực văn phòng lại đang gặp một số khó khăn nhất định, bất chấp lượng khách thuê dài hạn vẫn còn”.
Các nhà đầu tư châu Á cũng cân nhắc về các lĩnh vực có liên quan gián tiếp tới thị trường nhà đất châu Âu. Fiona Mann, người chịu trách nhiệm về ESG (Môi trường - Xã hội – Quản trị) tại LGIAsuper, một đơn vị phân phối bất động sản thông qua các quỹ bên ngoài, cho biết đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư thông qua những công ty cho vay tại Anh. Những công ty cho vay này cung cấp nhiều lợi thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư.
-
Thị trường đồ nội thất toàn cầu hưởng lợi nhờ sự phát triển của lĩnh vực bất động sản
Theo Presswire, nhu cầu về đồ nội thất trên toàn cầu sẽ tăng khi tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh, đi cùng sức mua được cải thiện sau đại dịch Covid-19.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.