Tuy vậy, ngành gỗ vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 17 tỷ USD trong năm 2023.
Đây là nội dung chính trong Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức tại Bình Dương mới đây.
Xuất khẩu gỗ giảm sâu
Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 7 tháng đầu năm 2023, xung đột diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho lạm phát toàn thế giới tăng cao dẫn đến các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục thắt chặt chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu, trong đó có gỗ và lâm sản. Theo đó, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản trong giai đoạn này chỉ đạt 7,8 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ và chỉ mới đạt 46% kế hoạch năm.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm sâu
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang xuất khẩu sản phẩm ra 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng chung của tình hình thế giới, ngành gỗ Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu.
Không chỉ khó khăn trong việc thiếu, vắng đơn hàng, Chủ tịch VIFOREST cho rằng ngành gỗ còn đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, đến nay kết quả hoàn thuế bị chậm của các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Hiện tại, các doanh nghiệp chưa nhận được thông báo giảm lãi cho các khoản vay cũ, chủ yếu chỉ áp dụng cho các khoản vay mới.
“Về hạn mức tín dụng, tùy uy tín và đơn hàng của doanh nghiệp mà ngân hàng có hạn mức tín dụng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng chỉ áp dụng cho vay khi có đơn hàng và đánh giá rủi ro đối với đơn hàng này”, Chủ tịch VIFOREST chia sẻ.
Doanh nghiệp ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng
Là địa phương có nhiều doanh nghiệp đồ gỗ lớn, chiếm hơn 40% sản lượng gỗ cả nước, thị trường xuất khẩu gỗ của Bình Dương thời gian qua cũng gặp phải tình trạng chung là khó khăn, đơn hàng giảm sút. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không có đơn hàng, phải cắt giảm lao động.
Trong lúc thị trường xuất khẩu bị co hẹp cần hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tận dụng có hiệu quả thị trường tiêu dùng 100 triệu dân trong nước, các doanh nghiệp phải tự thiết kế mẫu mã các sản phẩm gỗ độc đáo, đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng thay vì chỉ gia công theo đặt hàng với mẫu mã của nước ngoài. Đây cũng là những gợi ý của Thủ tướng Chính phủ đến Hiệp hội Gỗ và Lâm sản trong cuộc làm việc mới đây nhằm tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu lâm sản, thủy sản.
Tìm giải pháp để tự cứu mình cũng là điều mà các doanh nghiệp ngành gỗ đang áp dụng.
Năm 2023, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 17 tỷ USD
Theo Chủ tịch VIFOREST, hiện các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có tín hiệu phục hồi kinh tế, trong đó có thị trường lớn là Mỹ. Do vậy, dự báo khả năng mặt hàng này xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tăng trở lại. Đây là một trong những dấu hiệu lạc quan đối với ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới.
Để nắm bắt cơ hội thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ đàm phán để thống nhất quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của các thị trường nhập khẩu. Đây là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy phát triển gỗ rừng trồng bền vững.
Cụ thể, đề xuất thí điểm mô hình phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trong đó, hướng tới “cam kết Net Zero” trong ngành gỗ. Đồng thời chỉ đạo cơ quan ngoại giao tại các nước ngoài tăng cường hỗ trợ; tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoàn thuế giá trị gia tăng và trong việc xác minh, truy xuất nguồn gỗ rừng trồng trong nước; giảm và tiến tới hạn chế nhập khẩu gỗ rừng tự nhiên không có chứng chỉ, đặc biệt là những vùng địa lý nhiều rủi ro.
Trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, thách thức, các hiệp hội, doanh nghiệp gỗ Việt Nam vẫn đặt kỳ vọng năm 2023, ngành gỗ sẽ cán mốc xuất khẩu 17 tỷ USD.
-
Nhật Bản đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ, do đó nhu cầu về những mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
-
Một mặt hàng của Việt Nam khiến Mỹ mạnh tay chi 2 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ đạt 2 tỷ USD, giảm 39,5% so với cùng kỳ năm 2022. Thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ có thể tiếp tục sụt giảm trước những ảnh hưởng từ lạm phát và suy thoái kinh tế tại quốc gia này.
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....
-
Việt Nam sở hữu mặt hàng được Mỹ mạnh tay chi hơn 8,8 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
-
Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới, có thể bỏ túi 16 tỷ USD trong năm nay
Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức tăng trưởng gần 21% trong 10 tháng, doanh thu của ngành này năm 2024 ước đạt khoảng 16 tỷ USD.