Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm nay giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ được ghi nhận có giá trị tăng trưởng cao.
Nhật Bản phát triển thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, nhu cầu dăm gỗ và viên nén sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 6/2023, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đạt 135 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 813 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, dăm gỗ và viên nén gỗ là hai mặt hàng chính có giá trị tăng cao nhất trong nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Cụ thể, trị giá xuất khẩu dăm gỗ 6 tháng đầu năm đạt 316,5 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ, chiếm 38,94% tổng trị giá xuất khẩu. Trong khi đó, mặt hàng viên nén gỗ ghi nhận trị giá xuất khẩu đạt hơn 191 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 23,5 tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này.
Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ vào thị trường Nhật Bản tăng trưởng cao trong nửa đầu năm là do quốc gia này đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng chất đốt là dăm gỗ, viên nén gỗ. Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu về sản phẩm dăm gỗ và viên nén gỗ ở Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cao.
Theo báo cáo mới đây do Tổ chức Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định thực hiện, Việt Nam là quốc gia cung ứng viên nén lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Trong 10 năm qua, khối lượng và trị giá xuất khẩu viên nén của Việt Nam tăng lần lượt là 28 và 34 lần.
Hiện nay, nguyên liệu cho viên nén xuất khẩu đi Nhật Bản đều từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu từ cây keo. Với việc Nhật Bản đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ, do đó nhu cầu về những mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu sản phẩm từ gỗ sang thị trường này.
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....
-
Việt Nam sở hữu mặt hàng được Mỹ mạnh tay chi hơn 8,8 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
-
Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới, có thể bỏ túi 16 tỷ USD trong năm nay
Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức tăng trưởng gần 21% trong 10 tháng, doanh thu của ngành này năm 2024 ước đạt khoảng 16 tỷ USD.