Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo một số mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, có 5 nhóm gồm: 15 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ; 1 sản phẩm xuất sang EU cũng có nguy cơ bị điều tra tại EU; 2 sản phẩm xuất sang Mexico và 1 sản phẩm xuất khẩu sang Australia.
Bộ Công Thương cảnh báo một số mặt hàng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
Cụ thể, một số sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ, gồm gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, các mã HS tham khảo: 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99.
Tháng 7/2023, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc. Theo kết luận này, sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.
Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác thì không bị coi là lẩn tránh.
DOC cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam đủ điều kiện tham gia cơ chế tự xác nhận để được loại trừ khỏi biện pháp. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ được tham gia cơ chế tự xác nhận cần lưu ý không sử dụng ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc để làm nguyên liệu sản xuất lõi gỗ dán và lưu giữ hồ sơ, chứng từ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu để chứng minh khi có yêu cầu kiểm tra xác minh.
Đối với tủ bếp và tủ nhà tắm, các mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60, 9403.90. Tháng 9/2023, DOC ban hành kết luận sơ bộ điều chỉnh liệt kê 3 trường hợp sản phẩm thuộc phạm vi của lệnh áp thuế gốc. Theo kế hoạch mới nhất, DOC sẽ ban hành kết luận cuối cùng về phạm vi sản phẩm vào tháng 4/2024; ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng về lẩn tránh vào tháng 4 và tháng 7/2024.
“Các doanh nghiệp sản xuất tủ bếp và tủ nhà tắm cần lưu ý tránh sử dụng các cấu phần cửa, mặt hộc và khung gỗ dưới dạng thành phẩm, bán thành phẩm hoặc chi tiết bán thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc để gia công, lắp ráp sản phẩm và xuất khẩu sang Mỹ vì các trường hợp này theo kết luận sơ bộ của DOC vẫn bị áp thuế như với sản phẩm của Trung Quốc,” đại diện Cục Phòng vệ Thương mại lưu ý.
Tiếp đến là đồ nội thất phòng ngủ, các mã HS tham khảo: 9403.50.9041, 9403.50.9042, 9403.50.9045, 9403.50.9080, 9403.90.7005, 9403.90.7080.
Ngoài ra, mặt hàng ghế sofa có khung gỗ, mã HS tham khảo: 9401.6; gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục, mã HS tham khảo: 4409.10, 4409.22, 4409.29, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tránh sử dụng các cấu phần chính được sản xuất tại Trung Quốc để gia công, lắp ráp sản phẩm và xuất khẩu sang Mỹ.
Các doanh nghiệp sản xuất tủ bếp cần lưu ý tránh sử dụng các cấu phần cửa, mặt hộc và khung gỗ dưới dạng thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc để gia công, lắp ráp
Cũng trong danh sách đưa ra, một số sản phẩm vật liệu xây dựng xuất khẩu sang Mỹ như đá nhân tạo bằng thạch anh, mã HS tham khảo: 6810.99; gạch men, các mã HS tham khảo: 6907.21, 6907.22, 6907.23, 6907.30, 6907.40; thép carbon chống ăn mòn các mã HS tham khảo: 7210.30, 7210.41, 7210.49, 7210.61, 7210.69, 7210.70, 7210.90, 7212.30, 7212.40, 7212.50, 7212.60; ông thép hộp và ống thép tròn, các mã HS tham khảo: 7306.30, 7306.50, 7306.19, 7306.61; cáp thép dự ứng lực… cũng được khuyến cáo tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.
Đối với Mexico, Cục Phòng vệ Thương mại cho biết trong thời gian tới, một số sản phẩm thép xuất khẩu sang nước này có nguy cơ là đối tượng của điều tra phòng vệ thương mại, như thép cán nóng, mã HS tham khảo: 7208.36, 7208.37, 7208.38, 7208.39; thép dự ứng lực, mã HS tham khảo: 7312.10.
Ngoài ra, Cục Phòng vệ Thương mại cũng lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như xe đạp điện xuất khẩu sang Mỹ, EU, mã HS tham khảo: 8711.60 trong trường hợp sử dụng một số linh kiện nhập khẩu để sản xuất xe đạp điện và xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý kê khai chính xác về xuất xứ để tránh bị xem là lẩn tránh thuế.
Đối với lốp xe tải và xe khách, trong trường hợp sản phẩm của Thái Lan bị Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá, có khả năng các nhà nhập khẩu nước này sẽ chuyển sang các nguồn cung cấp khác, trong đó có nguồn cung cấp từ Việt Nam.
Do đó, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe tải và xe khách sang Mỹ cần lưu ý để có sự chuẩn bị và phương án kinh doanh phù hợp, tránh trở thành đối tượng điều tra tiếp theo nếu xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng quá nhanh.
-
Thứ phế phẩm của các xưởng gỗ trước bỏ đi, nay đem bán sang Hàn Quốc, Nhật Bản thu về gần 3 tỷ USD
Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 14,4 triệu tấn dăm gỗ và gần 4,7 triệu tấn viên nén sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thu về khoảng 2,9 tỷ USD.
-
Một mặt hàng Việt Nam xuất khẩu TOP đầu thế giới, bán cho Mỹ, Trung Quốc, EU mang về hơn 12,5 tỷ USD
Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ thu đạt 12,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Xuất khẩu đồ nội thất sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam, doanh nghiệp cần chú ý giới hạn các chất có hại trong đồ nội thất xuất khẩu sang thị trường này.
-
Cành cây rừng gãy đổ do mưa bão có thể "tái chế" thành mặt hàng tỷ đô, đem bán sang Hàn Quốc, Nhật Bản
Với diện tích rừng gãy đổ do bão Yagi không thể phục hồi thì phải gom về, cây nhỏ và cành gỗ băm làm dăm gỗ hoặc viên nén để bán. Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ đã thu về gần 2 tỷ USD....