Thứ nhất, suy thoái kinh tế sẽ kéo dài sang năm 2021. Mặc dù chi tiêu vào mua sắm đã tăng trở lại sau khi giảm 20%, nhưng số lượng việc làm thì không. Chính phủ chi tiêu công nhiều hơn sẽ có ích cho 10 triệu người vẫn thất nghiệp, nhưng không thể mang lại cho họ một công việc mới. Chừng nào đại dịch còn tiếp diễn, thì những người nói trên vẫn sẽ gặp khó khăn về tài chính.
Thứ hai, nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính nhưng vẫn phải thuê trọ hoặc trả góp tiền mua nhà thì sẽ phải đưa ra những lựa chọn khác cho cuộc sống. Có khoảng 100 triệu hộ gia đình ở Mỹ và nếu tính theo tỷ lệ 10 triệu người thất nghiệp ở trên, thì họ chiếm tỷ trọng khá lớn trong lượng khách thuê hoặc mua nhà đang gặp khó khăn.
Thứ ba, người thuê nhà bị ảnh hưởng nhưng không đồng đều. Dù việc làm trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế bị mất đi, chúng lại tập trung vào các ngành mà mức lương thấp như nhà hàng, cửa hàng, khách sạn, du lịch, dạy học. Và ngay cả khi công việc của họ đang tốt, thì làm việc từ xa hoặc quá trình sắp xếp lại lực lượng lao động, cho dù thường xuyên hay không, cũng loại bỏ các vị trí như thư ký, trợ lý, đội ngũ dọn dẹp và phục vụ.
Thứ tư, cho thuê sẽ là cơ hội đầu tư rất tốt trong nhiều năm tới. Chính sách liên bang sẽ giữ lãi suất ở mức rất thấp, có nghĩa là rót vốn vào bất động sản cho thuê sẽ rất rẻ và lợi nhuận từ các khoản đầu tư thay thế khác sẽ không thể bằng.
Tất cả những điều nói trên tạo ra một tình huống trớ trêu, trong đó có nhiều người cần thuê nhà nhưng lại gặp khó khăn khi thanh toán. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư sẽ cạnh tranh trong thị trường cho thuê, dẫn đến lợi nhuận có thể tốt trong vài năm tới nhưng rủi ro nếu đầu tư kém cỏi cũng cao hơn.
Các nhà đầu tư sẽ cần phải cẩn thận hơn để đề phòng tình huống rủi ro thông qua việc phân tích kỹ lưỡng tình hình thị trường. Nhưng việc này sẽ gặp khó khăn ở giai đoạn đầu bởi các dữ liệu hiện tại rất ít khi không ai tính được chính xác số lượng việc làm sẽ bị mất đi, các ngành hoặc các địa phương sẽ chịu ảnh hưởng tới mức nào, hay sự dịch chuyển dân số tương ứng với tình trạng này. Và cũng không ai biết đại dịch sẽ kéo dài bao lâu.
Giải pháp cho tình huống này là nên theo đuổi con đường đầu tư an toàn nhất cho tới khi có được các dữ kiện tốt hơn. Đó là: Chọn thị trường lớn hơn là những thị trường nhỏ; chọn những thị trường có tỷ lệ người thuê cao; tránh những thị trường đắt đỏ (như San Francisco); tránh các thị trường mà kinh tế phụ thuộc vào du lịch (như Las Vegas).
Và, ở bất cứ địa phương nào được chọn để đầu tư, tránh phân khúc cho thuê giá rẻ và cao cấp, và bám chặt vào phân khúc giữa. Một sự thật mà chúng ta có thể chắc chắn là, hầu hết người thuê nhà sẽ chuyển đi trong vòng hai năm - và trong điều kiện kinh tế khó khăn này, có lẽ sẽ sớm hơn. Rủi ro sẽ không rõ ràng trong một hoặc hai năm, cho tới khi người thuê nhà chuyển đi và chủ sở hữu cần tìm một người thuê mới thay thế. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng giá thuê bất động sản của bạn ở mức trung bình, không phải ở mức cao nhất hoặc thấp nhất để dễ tìm được người thuê hơn.
-
Giới nhà giàu Mỹ đổ xô đến mua bất động sản ở những “thiên đường thuế”
CafeLand - Theo một báo cáo mới được công bố, doanh số bán nhà ở bãi biển Palm Beach, nơi nghỉ dưỡng của rất nhiều tỷ phú và cả tổng thống Mỹ, đã tăng gấp ba lần trong quý thứ 3/2020.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....