Tối 23/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo chính thức ngưng hiệu lực thi hành đối với thông tư 06 đến khi có hướng dẫn mới. Trước đó ngày 28/6/2023, NHNN ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023.
Thông tư đã bổ sung quy định về cho vay phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác để tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Đồng thời, Thông tư bổ sung một số quy định nhằm kiểm soát rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, để ưu tiên hơn nữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 10 ngày 23/8 ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 điều 8 của thông tư số 39 năm 2016.
"Thông tư 39 đã được bổ sung theo khoản 2, điều 1 thông tư số 06, từ ngày 1/9 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này" - Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu, xem xét các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Trước đó, Thủ tướng có văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát, sửa đổi thông tư số 06 theo hướng ngưng hiệu lực thi hành các quy định gây khó khăn, hoàn thành trong ngày 25/8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng.
Trước đó, ý kiến của nhiều hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị mạnh mẽ về việc sửa đổi thông tư 06.
Theo HoREA, thông tư đã dựng thêm “rào chắn”, làm cho việc tiếp cận tín dụng khó khăn hơn so với trước đây, do đã quy định tăng thêm từ 6 lên 10 trường hợp mà tổ chức tín dụng không được cho vay.
Trong đó các khoản 8, 9 và 10 sẽ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế có nhu cầu vay vốn, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư bất động sản sẽ rất khó tiếp cận được tín dụng, mà việc tiếp cận vốn tín dụng là “phao cứu sinh” để vượt qua khó khăn hiện nay.
-
HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư 06
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, đề xuất sửa thông tư 06 do lo bị “rào chắn” về vay vốn.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.