Như CafeLand đã đưa tin, hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại chung cư Khang Gia Tân Hương (số 377, đường Tân Hương, quận Tân Phú, TP.HCM) đang rất hoang mang sau khi có thông tin về việc Nam A Bank thông báo sẽ tiến hành việc thu giữ và xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với chung cư Khang Gia Tân Hương. Dự án này do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia làm chủ đầu tư (Công ty Khang Gia)
Liên quan đến thông báo này, Nam A Bank mới đây đã có văn bản giải thích. Theo đại diện Nam A Bank, Công ty Khang Gia vay vốntại Nam A Bank từ năm 2011 và phát sinh nợ xấu từ năm 2015. Tài sản bảo đảm của khoản vay là: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại một phần thửa đất 503, tờ bản đồ số 127, 130, thửa đất số: 103, tờ bản đồ số 127 BĐC, thửa đất số 301, tờ bản đồ số 213 tại phường Tân Quý, quận Tân Phú và toàn bộ tài sản gắn liền trên đất hình thành trong tương lai là chung cư Khang Gia Tân Hương theo các hợp đồng thế chấp hai bên đã ký.
Nam A Bank đã nhiều lần làm việc và thảo luận phương án trả nợ, tuy nhiên, đến nay Công ty Khang Gia vẫn chưa giải quyết dứt điểm khoản vay. Đầu năm 2019, căn cứ theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, Nam A Bank đã ra thông báo số 08/2019/TB-AMC ngày 28/02/2019 về việc thu giữ và xử lý tài sản thế chấp.
Việc Nam A Bank tiến hành ra thông báo xử lý, thu giữ tài sản đảm bảo là hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 42 của Quốc hội về việc xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng. “Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm.”
Như vậy, Nam A Bank đang thực hiện các bước thu giữ tài sản theo đúng trình tự và quy định pháp luật. Đây là nghiệp vụ thông thường trong hoạt động của các Ngân hàng.
Mặt khác, nội dung của thông báo nêu rõ: “Bên thế chấp, bên thứ ba (nếu có) có nghĩa vụ phối hợp và bàn giao tài sản thế chấp cho Nam A Bank để xử lý tài sản nói trên theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia, bên thứ ba (nếu có) không bàn giao tài sản để xử lý thu giữ, thì Nam A Bank sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thu giữ theo quy định của pháp luật”. Như vậy, việc thu giữ chỉ tiến hành khi Công ty Khang Gia không hợp tác với Nam A Bank trong việc xử lý khoản vay.
Ngày 04/03/2019, Ngân hàng đã ra thông báo gửi các bên liên quan, niêm yết thông báo tại UBND phường và đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm tại văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Phú, sau đó sẽ đăng ký thông báo này lên cổng thông tin của Ngân hàng theo quy định.
Sáng ngày 07/03/2019, Đại diện Công ty Khang Gia cũng đã phối hợp với Ngân hàng lên phương án tất toán toàn bộ khoản vay. Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Nam A Bank sẽ giải chấp khoản vay theo quy định.
Đại diện Nam A Bank cho biết, hiện tại, dư nợ của khoản vay là không quá cao (vài chục tỷ) so với giá trị thực tế của toàn bộ tài sản thế chấp. Vì vậy, việc xử lý sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại chung cư Khang Gia Tân Hương. Công ty Khang Gia cũng đã xác nhận nghĩa vụ trả nợ và có phương án trả nợ cho Nam A Bank. Nếu hai bên đạt được thống nhất thì sẽ không tiến hành việc thu giữ như trong thông báo.
-
Khang Gia Tân Hương: Từ sai phạm chồng chất đến bị ngân hàng siết nợ
CafeLand – Trong khi những sai phạm liên tiếp về xây dựng tại chung cư Khang Gia Tân Hương chưa được giải quyết, thì mới đây một ngân hàng đã ra thông báo sẽ thu giữ chung cư này để thu hồi nợ.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Coteccons, Fecon, Đèo Cả… đứng trước thời cơ chưa từng có
Mirae Asset kỳ vọng các ông lớn ngành xây dựng như Vinaconex, Coteccons, Fecon, Đèo Cả sẽ bứt phá nhờ hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Doanh nghiệp xây dựng lao đao vì “bão giá” vật liệu, khó tiếp cận được vốn vay ưu đãi
Cùng với giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới, việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2023....
-
Bất động sản Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ, chờ Covid lắng xuống sẽ bung hàng
CafeLand – Theo các chuyên gia bất động sản, dịch Covid-19 bùng phát trở lại đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam. Song không vì thế mà lĩnh vực bất động sản mất đi tính hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Nhiều dự án vẫn duy trì tiến độ, ch...