“Bão giá” làm khó doanh nghiệp xây dựng
Bão giá vật liệu xây dựng đang trở thành “cơn ác mộng” đối với các doanh nghiệp, nhà thầu, khi họ liên tục phải đối diện với nhiều thách thức về tiến độ và nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2023.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, trong cơ cấu chi phí xây dựng, nguyên vật liệu đang chiếm đến 65-70% giá dự toán xây dựng công trình. Trong đó, thép và xi măng là 2 loại vật liệu quan trọng nhất.
Hiện diễn biến giá thép hạ nhiệt trong khoảng 2 tháng trở lại đây đã giúp các doanh nghiệp xây dựng hưởng lợi đáng kể. Tuy nhiên, giá xi măng vẫn neo ở mức cao 1,65-1,7 triệu đồng/tấn do chi phí nguyên liệu đầu vào như than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia và giá cước đều tăng.
Bão giá vật liệu xây dựng đang trở thành “cơn ác mộng” đối với các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng
Câu chuyện tương tự đang xảy ra với cát xây dựng. Nhiều cơ sở chuyên cung cấp mặt hàng này tại một số tỉnh thành miền Trung thông báo hết hàng hoặc kho đóng cửa. Giá cát xây dựng tăng chóng mặt lên từ 350.000-450.000 đồng/m3, dẫn đến giá vật liệu liên quan đến cát như bê tông tươi, ống bi, cọc… tăng theo.
Với việc giá các loại vật liệu xây dựng tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm nay đã khiến chi phí xây dựng bị đội lên cao, từ đó ảnh hưởng tới tiến độ công trình cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng mới đây của của Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong quý 2/2023 đã khả quan hơn so với quý đầu năm. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành.
Theo các doanh nghiệp xây dựng, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý 2/2023 là giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới.
Cụ thể, có 52% doanh nghiệp cho rằng giá nguyên vật liệu tăng cao là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2, dự báo quý 3 tỷ lệ này giảm còn 51,4%.
Tương tự, có 49,6% doanh nghiệp nhận định không có hợp đồng xây dựng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 2 vừa qua, dự báo quý tới tỷ lệ này giảm xuống còn 44,6%.
Gần 80% doanh nghiệp khó tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Liên quan đến khăn của các doanh nghiệp xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý 2/2023 có 75,9% doanh nghiệp thực hiện vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo nguồn vay, có tới 80,9% doanh nghiệp vay vốn qua ngân hàng; 11,4% doanh nghiệp vay qua người thân, bạn bè; 6,3% doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng khác; 2,2% doanh nghiệp vay nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức và 1,6% doanh nghiệp vay từ các nguồn khác.
“Trong số các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, chỉ có 24% doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ưu đãi, còn lại 76% doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi”, cơ quan thống kê chỉ rõ.
Gần 80% doanh nghiệp xây dựng không vay được vốn ưu đãi từ ngân hàng
Nhận định về tình hình vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ có 15,3% doanh nghiệp cho rằng tình hình vay vốn ở quý 2 thuận lợi hơn quý 1; 53,2% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 31,5% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn khó khăn hơn.
Dự báo quý 3/2023, có 15,7% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình vay vốn sẽ thuận lợi hơn; 56,6% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 27,7% doanh nghiệp cho rằng tình hình vay vốn sẽ khó khăn hơn.
Trước những khó khăn kể trên, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đề nghị được hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay.
Nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá vật liệu xây dựng; thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính; bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng kiến nghị Chính phủ có hướng dẫn điều kiện rõ ràng để xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ lãi suất 2%
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có hướng dẫn điều kiện rõ ràng để xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% (theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội).
“Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện vay, cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể thủ tục để doanh nghiệp sớm được giải ngân”, phía doanh nghiệp xây dựng kiến nghị.
Doanh nghiệp cũng mong muốn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn nợ thuế, gia hạn thời gian nộp thuế; chuyển một phần gói hỗ trợ lãi suất 2% sang những mục tiêu khác như quỹ hỗ trợ thuế để hỗ trợ những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay.
-
Một ngân hàng cho người mua nhà được vay lãi suất 7,8%/năm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) chính thức triển khai chương trình cho vay nhà ở thương mại với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất áp dụng từ 8,5%/năm đối với chủ đầu tư và từ 7,8%/năm đối với người mua nhà.
-
Nóng trong tuần: Từ 19/6, loạt lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm
Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành từ 19/6; Cung đường ven biển “tỷ đô” được mở rộng 6 – 8 làn xe, bất động sản chờ bùng nổ; 2 ngày khởi công đồng thời 4 tuyến đường liên vùng ngàn tỉ từ Đắk Lắk xuống Vũng Tàu; Lập tổ công tác khai thác quỹ đất hàng chục nghìn tỉ đồng dọc Vành đai 3 TP.HCM... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
Ngành thép kiến nghị giảm thuế VAT xuống 8%, muốn được vay vốn lãi suất ưu đãi
Cùng với việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và "phá băng" bất động sản, ngành thép cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8% để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
-
Về kiến nghị của Thành phố Hà Nội đối với việc nới room tín dụng nhằm cho phép các doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, đồng thời người mua nhà cũng có điều kiện vay vốn để mua nhà, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng thực tế những năm qua, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản thường cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế - ngay cả trong quý I/2023 khi tín dụng tăng trưởng chậm.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Coteccons, Fecon, Đèo Cả… đứng trước thời cơ chưa từng có
Mirae Asset kỳ vọng các ông lớn ngành xây dựng như Vinaconex, Coteccons, Fecon, Đèo Cả sẽ bứt phá nhờ hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Bất động sản Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ, chờ Covid lắng xuống sẽ bung hàng
CafeLand – Theo các chuyên gia bất động sản, dịch Covid-19 bùng phát trở lại đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam. Song không vì thế mà lĩnh vực bất động sản mất đi tính hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Nhiều dự án vẫn duy trì tiến độ, ch...
-
Dự án nhà ở xã hội “vật vã” 5 năm vẫn chưa xong ở TP. Thủ Đức
CafeLand – Dự án Nhà ở xã hội Bình Trưng Đông (tên thương mại Bluse Sky Tower) do Công ty Địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư ở TP. Thủ Được được khởi công xây dựng từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao nhà cho khách hàng....