Tại Hội nghị giao ban công tác ngày 12/12, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng.
Dự án xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn 1435 mm, điện khí hóa, vận tải chung hành khách và hàng hóa; kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc.
Tuyến có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc thuộc TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại cảng Lạch Huyện, TP Hải Phòng. Chiều dài tuyến khoảng 417 km (trong đó chính tuyến dài khoảng 396 km, hai nhánh kết nối với cảng Nam Đồ Sơn và cảng Đình Vũ dài khoảng 20 km). Tuyến đi qua địa phận 9 tỉnh/thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Theo quy hoạch, tuyến còn kéo dài đến điểm cuối là ga Hạ Long, Quảng Ninh (thuộc tuyến Kép - Hạ Long) với tổng chiều dài 460 km.
Dự án dự kiến phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn. Giai đoạn một sẽ đầu tư xây dựng một đường đơn và xây dựng các công trình trên tuyến, giải phóng mặt bằng toàn bộ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 8,57 tỷ USD. Giai đoạn hai xây dựng hoàn chỉnh đường đôi theo quy hoạch.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu, tư vấn kiến nghị trước năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đoạn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được triển khai sau năm 2030.
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là tuyến chính kết nối các khu kinh tế và khu công nghiệp, cảng biển lớn, nằm trong chiến lược hai hành lang một vành đai của Việt Nam (hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nằm trong khuôn khổ của Khung hợp tác thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN.
Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hàn Chính.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng).
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã cuộc gặp với lãnh đạo Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu của Trung Quốc.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương và các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, cầu Tứ Liên (Hà Nội), cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, tuyến đường sắt đô thị đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc (Hà Nội),
-
Văn Phú - Invest muốn chuyển nhượng 30% vốn góp tại Hà Phú Riverland
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (mã: VPI) vừa công bố Nghị quyết số 1401-03/TLNQ-HĐQT của HĐQT công ty về việc chuyển nhượng cổ phần tại công ty thành viên.
-
Chủ tịch HĐQT FLC Faros xin từ nhiệm
Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm của ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), với lý do cá nhân, theo văn bản đề ngày 13/1.
-
Đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất tại Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội....