Chiều tối 9/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn. Ảnh: VGP
Ông Nghiêm Giới Hòa là người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Năm 2023, Tập đoàn Thái Bình Dương đạt doanh thu gần 80 tỷ USD.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những hợp tác thời gian qua cũng như những đề xuất hợp tác thời gian tới của Tập đoàn Thái Bình Dương trong phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam.
Trong hơn 10 năm qua, thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc đã tăng hơn 4 lần, đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN.
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn 7 lần. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6/146 đối tác đầu tư của Việt Nam. Năm 2023 và 11 tháng 2024, hợp tác đầu tư có bước tiến đột phá. Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới ở Việt Nam.
Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương và các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây dựng cầu Tứ Liên (Hà Nội), cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, tuyến đường sắt đô thị đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc (Hà Nội), tuyến metro hoặc đường sắt đô thị kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và sân bay Long Thành (Đồng Nai) cũng như các tuyến đường sắt xuyên biên giới (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội; Quảng Ninh - Hải Phòng)…
Đánh giá cao sự phát triển nhanh nhanh chóng, môi trường đầu tư thân thiện, nhiều FTA được ký kết, nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam với nhiều tiềm năng, lợi thế để hợp tác, đầu tư, trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, lãnh đạo các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Xây dựng, năng lượng, thương mại, bất động sản, thiết bị điện, điện tử, môi trường, y tế, sinh học, hóa chất, vật liệu mới, nông sản...
Ông Nghiêm Giới Hòa và các đại biểu cho biết sẽ tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia vào các lĩnh vực, dự án mà Thủ tướng đề cập, cam kết sẽ triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và giá thành hợp lý, "đẹp nhất, rẻ nhất, tốt nhất, nhanh nhất".
Đồng thời nêu một số đề xuất, kiến nghị liên quan việc triển khai hợp tác, đầu tư. Ông Nghiêm Giới Hòa khẳng định các tập đoàn tin tưởng Việt Nam, coi Việt Nam là quê hương thứ hai, chung bước với Việt Nam phát triển.
-
Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
Ngày 15/10, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu VEC phải tất toán gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu VEC phải tất toán khoản nợ gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay.
-
Hà Nội sắp xây dựng tuyến đường 19km nối hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên
Giai đoạn 2023-2025, Hà Nội sẽ triển khai xây dựng tuyến đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đi qua địa phận hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên. Đây là dự án trọng điểm được UBND TP.Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 8/2023, với t...
-
Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống tại Tây Nam Linh Đàm
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?...