29/12/2022 2:15 PM
Theo kế hoạch, năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty (TCT) CP Sông Hồng và TCT Viglacera; đồng thời chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại TCT Xây dựng Hà Nội.

Năm 2023 Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn nhà nước tại Viglacera, HUD và VICEM.

Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng năm 2023 là công tác tái cơ cấu, cổ phần hoá doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ triển khai thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại (tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu) DNNN, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 1479 ngày 29.11.2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, sẽ thực hiện cổ phần hoá TCT HUD; thoái hết vốn nhà nước tại các TCT Sông Hồng, Viglacera, COMA; giảm vốn nhà nước tại LILAMA về 51%; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Bộ Xây dựng tại TCT Xây dựng Hà Nội về SCIC.

Bên cạnh đó, tập trung rà soát, thực hiện sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp; xử lý các vướng mắc để thực hiện quyết toán vốn nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần các TCT: Sông Đà, FiCO, COMA; có ý kiến đối với việc thoái vốn, góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết của các TCT.

Trước đó, vào tháng 11, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1479 phê duyệt kế hoạch sắp sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025.

Theo kế hoạch, Bộ Xây dựng sẽ thoái sạch vốn tại 3 doanh nghiệp gồm TCT Viglacera (sở hữu 35,58% vốn điều lệ), TCT Cơ khí xây dựng (sở hữu 98,76% vốn điều lệ), TCT CP Sông Hồng (sở hữu 49,04% vốn điều lệ) và tăng sở hữu tại CTC Lắp máy Việt Nam (Lilama) lên 51%.

Trong đó, kế hoạch thoái sạch vốn tại Viglacera và TCT Sông Hồng sẽ thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2023 và Lilama cùng TCT Cơ khí xây dựng giai đoạn 2024 - 2025.

  • Hanel "kêu" khó thoái vốn Nhà nước vì "ôm" nhiều đất vàng

    Hanel "kêu" khó thoái vốn Nhà nước vì "ôm" nhiều đất vàng

    Thực tế cho thấy, việc Hanel đang nắm giữ trong tay quỹ đất và dự án lên đến hàng chục nghìn m2, rải rác khắp TP. Hà Nội làm cho quá trình xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.