TP.HCM xây dựng thành phố thông minh ra sao?
Theo PGS. TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM, thành phố thông minh (Smart city) được hiểu đơn giản là biết vận dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, khả năng quản lý của chính quyền, hạn chế hao mòn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giao thông…
Ông Hòa cho biết, ý tưởng về thành phố thông minh xuất hiện vào đầu thế kỷ 21, rất nhiều thành phố trên thế giới đã từng lên kế hoạch để hướng đến mô hình này. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 4 thành phố được coi là đạt đến thông minh ở các cấp độ khác nhau là Putrajaya của Malaysia, Songdo của Hàn Quốc, TP Đại học Quảng Châu của Trung Quốc và Dubai của Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất. Singapore đang phấn đấu trở thành thành phố thông minh vào năm 2030.
Điều kiện để xây dựng được thành phố thông minh đó là có hạ tầng kỹ thuật ITC khung hiện đại, hạ tầng kinh tế xã hội tương thích, kho dữ liệu lớn luôn được cập nhật, công dân thông minh, chuyên gia thông minh, chính quyền thông minh và giải pháp vượt trội.
Theo ông Hòa, TP.HCM là đại đô thị có diện tích khoảng 2.100 km2 cùng hơn 10 triệu dân sinh sống sẽ rất khó để xây dựng thành phố thông minh vì chi phí đầu tư quá lớn, dân trí chưa cao và hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kết nối với các khu vực lân cận.
Do đó, TP. HCM chỉ nên tập trung phát triển thành phố thông minh ở những khu vực như Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Thủ Thiêm, Khu đại học quốc gia, Khu công nghệ cao… thí điểm ở một số lĩnh vực, một vài trục đường thông minh, quản lý môi trường thông minh, quản lý du lịch thông minh, bệnh viện thông minh…
Lựa chọn ứng dụng ưu tiên gắn với 7 chương trình đột phá: chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chương trình cải cách hành chính; nâng cao chất lượng tăng trưởng năng lực cạnh tranh kinh tế của thành phố; chương trình giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông; giảm ngập nước, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chương trình giảm ô nhiễm môi trường; chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.
Muốn thông minh, phải có lãnh đạo “thông minh”
Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nền tảng công nghệ thì để xây dựng thành phố thông minh trước tiên phải cần có lãnh đạo “thông minh”, dân trí cao. Bắt đầu xây dựng mô hình thông minh từ những việc nhỏ nhất và từ đó phát triển dần lên, giải quyết những vấn đề căn bản và nhức nhối nhất như kẹt xe, ngập nước.
Theo một đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện nay giữa các cơ quan, sở ban ngành vẫn còn thiếu sự kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu một cách tốt nhất. Do đó, dẫn đến tình trạng có thông tin bị ách tắc, không thể công khai cho người dân nắm bắt kịp thời.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong quá trình xây dựng thành phố thông minh cần tránh bẫy công nghệ của các công ty, tập đoàn công nghệ. “Xây dựng thành phố thông minh đồng thời cũng tạo ra thành phố xã hội. Công nghệ chỉ hỗ trợ con người chứ không thể điều phối con người, vì con người thông minh tạo ra xã hội thông minh”, chuyên gia nói.
Bên cạnh những ưu điểm, mô hình thành phố thông minh cũng có những mặt hạn chế. Chẳng hạn, do hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ nên trường hợp xảy ra rủi ro sẽ gây hậu quả liên hoàn. Bên cạnh đó, thành phố thông minh có thể tạo ra một xã hội lạnh lùng, cô đơn, tách biệt. Hệ thống quá thông minh hạn chế xúc tác xã hội, tạo ra một xã hội máy móc, khô cứng, giảm đi sự lựa chọn cá nhân, khiến người ta lười biếng, một thành phố tối ưu về kỹ thuận nhưng không hoàn hảo về mặt văn hóa và xã hội, phân hóa giàu nghèo, đẳng cấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao… |
-
Đề xuất gần 20.000 tỷ xây cầu trên cao, xóa “nút thắt” lớn nhất cửa ngõ TP.HCM – Bình Dương
Đoạn quốc lộ 13 qua địa bàn Thủ Đức là một trong những tuyến giao thông lớn nhất nối khu vực cửa ngõ TP.HCM với Bình Dương nhưng thường xuyên ùn tắc. Tuyến đường này được đề xuất mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng....
-
Sắp khởi công cầu vượt cao tốc 1.000 tỷ đồng qua Quốc lộ 51
Dự kiến cuối tháng 12, cầu vượt tại nút giao giữa cao tốc Bến Lức – Long Thành và Quốc lộ 51 sẽ được Ban Quản lý dự án đường cao tốc phía Nam khởi công, nhằm nâng cấp nút giao hiện tại thành cầu vượt, tạo kết nối trực tiếp giữa cao tốc Bến Lức – Long...
-
TP.HCM dự kiến đầu tư gần 8.500 tỉ đồng để xây đường trên cao nối Quận 7 với Nhà Bè
TP.HCM dự kiến triển khai xây dựng đường trên cao 4 làn xe trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, nối từ Nguyễn Văn Linh (Quận 7) đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Nhà Bè).