Mua ba mảnh đất sau 15 năm
Anh Quân sinh năm 1987 tại Thanh Hóa. Năm 2005, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Quân quyết định không học đại học mà vào TP.HCM lập nghiệp. Anh xin vào làm nhân viên sữa chữa, bảo dưỡng xe máy. Vì vừa học nghề, vừa làm nên mỗi tháng có thêm tiền hỗ trợ là 1,2 triệu đồng.
Đến năm 2007, sau khi có chút tay nghề, Quân được làm nhiều hơn và mức lương nhờ đó cũng tăng lên 4,8 triệu đồng, và đến năm 2010 là 6,4 triệu đồng. Trong khoảng thời gian đó chàng trai 8X còn làm thêm công việc tại khách sạn vào buổi tối được khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.
Trong suốt thời gian làm việc tại công ty sữa chữa xe máy, Quân được bao ăn uống, ngủ nghỉ nên không phải bỏ bất kỳ chi phí nào. Mỗi tháng anh đều dành 2-3 triệu đồng vào quỹ tiết kiệm. Đến năm 2010, sau khi đã tích góp được 120 triệu đồng, Quân vay thêm mẹ 130 triệu đồng để mua một lô đất 250 triệu đồng ở vùng ven TP.HCM.
Hai năm sau, Quân đã trả hết tiền cho mẹ và xây được căn nhà cấp 4 trên mảnh đất đã mua với chi phí khoảng 70 triệu đồng. Cũng trong năm này lương của anh đã tăng lên 7,2 triệu và thêm 8 triệu đồng từ công việc làm thêm. Có tháng đỉnh điểm tổng thu nhập của Quân được gần 20 triệu đồng nhờ có nhiều tiền ‘tip’.
Không dám mơ sẽ không bao giờ thực hiện được - Ảnh minh họa.
Khoảng giữa năm 2014, tích góp được 350 triệu đồng, Quân tiếp tục vay mẹ 150 triệu đồng để mua lô đất 500 triệu tại Bình Dương. Đến năm 2017, anh bán căn nhà cũ được 950 triệu đồng rồi dành ra 140 triệu đồng làm việc riêng, số tiền còn lại mang về xây nhà trên mảnh đất đã mua năm 2014. Tuy nhiên, vì có một số thiết bị nội thất phải đặt ở nước ngoài nên căn nhà hoàn thiện xong hết 1,1 tỉ đồng.
Hiện tại căn nhà đã được ngân hàng định giá gần 5 tỉ đồng.
Năm 2020, mẹ Quân bán một mảnh đất ở quê và cho anh 1 tỉ đồng. Anh dốc hết tiền tiết kiệm 600 triệu đồng để bù vào mua lô đất 1,6 tỉ đồng ở huyện Nhà Bè. Hiện tại lô đất đang có người trả giá hơn 3 tỉ đồng, nhưng anh chưa muốn bán vì anh nghĩ giá trị mảnh đất sẽ tăng thêm khi thị trường dần ổn định lại.
Năm 2023, mức lương của Quân tiếp tục tăng lên 12 triệu đồng và anh vẫn duy trì hai công việc một lúc. Quân cho biết, anh không muốn mua thêm nhà đất nữa mà sẽ dành tiền mở cửa hàng sửa chửa riêng.
Như vậy trong vòng 15 năm, từ năm 2005 - 2020, Quân đã mua được ba mảnh đất ở huyện ngoại thành TP.HCM và có nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ.
Không dám mơ sẽ không đạt được
Chàng trai 8X cho hay giá nhà có tăng cao bao nhiêu lần cũng vẫn hợp lý nếu nó tăng giảm theo ảnh hưởng của nền kinh tế và nhu cầu thực tế. Nhưng nếu tăng cao vì sự thiếu hụt ảo do đầu cơ bỏ hoang chờ thời tăng giá để bán lại, nguồn vốn xã hội nằm chết trong đất thay vì xoay vòng đầu tư phát triển kinh tế đất nước, thì sự tăng giá đó có hại cho nền kinh tế.
Chàng trai Thanh Hóa cũng cho rằng không nên chờ có đủ tiền mới mua nhà thành phố, bởi điều đó rất khó. Nếu muốn mua nhà, thì phải có ý chí và quyết tâm, phải mất ít nhất 5 năm cắt giảm toàn bộ những thứ xa xỉ và mỗi tháng gửi ngân hàng từ 10 triệu đồng.
“Khi có đủ 500 triệu hãy nghĩ đến những miếng đất ở quê, rồi bán miếng nhỏ đi bù thêm tiền mua miếng lớn hơn. Cứ làm như vậy độ 10 năm bạn sẽ có căn hộ của mình. Nếu bạn không dám mơ thì không bao giờ bạn đạt được” – Quân chia sẻ về chặng đường mua nhà của mình.
-
Có 1,5 tỉ đồng, nên mua nhà hay tiếp tục ở nhà thuê và đầu tư đất?
Đối với những người phải “thắt lưng, buộc bụng” mỗi tháng, việc bỏ tiền tiết kiệm ra để mua nhà, hay đầu tư đất đai và tiếp tục ở nhà thuê thực sự là một lựa chọn rất khó khăn.
-
Mẹ cho nhà 50m2 không ở, vợ chồng 8X quyết mua nhà 20m2 vì “cuồng” ở phố
Đó là câu chuyện của Vũ Nguyệt Ánh – CEO của một Công ty tư vấn và hỗ trợ kết nối hẹn hò.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....