Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên (Mã: TLH) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 với điểm sáng là ghi nhận lợi nhuận dương, tuy nhiên hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn chưa tạo ra lợi nhuận và công ty vẫn còn khoản lỗ luỹ kế.
Trong quý 1/2025, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu 1.292 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 3 tỷ đồng
Theo Báo cáo tài chính quý 1/2025, Thép Tiến Lên đạt doanh thu 1.292 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 3 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lãi 953 triệu đồng của cùng kỳ.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 26% so với cùng kỳ, đạt 53 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 17%, xuống còn 6,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 34,4% lên 29,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 2,7% lên 27,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi, công ty ghi nhận lỗ 4 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ 6,6 tỷ đồng. Như vậy, trong quý đầu năm 2025, lợi nhuận gộp mà Thép Tiến Lên tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Công ty thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính. Trong đó, doanh thu tài chính chủ yếu do ghi nhận 5,3 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ.
Mặc dù có lãi nhẹ trong quý đầu năm 2025 nhưng tính tới ngày 31/3, Thép Tiến Lên vẫn còn lỗ luỹ kế gần 20 tỷ đồng, bằng 1,77% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp này cho biết, thị trường tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, sản lượng và giá bán giảm trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào cao. Ngoài ra, việc thua lỗ vì đầu tư chứng khoán cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận công ty.
Danh mục chứng khoán kinh doanh của Thép Tiến Lên. Nguồn: BCTC TLH
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, Thép Tiến Lên vẫn còn nắm giữ hơn 38 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh (theo giá gốc). Tuy nhiên, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này chỉ còn gần 33 tỷ đồng, tương đương mức tạm lỗ 17%, khoảng 5,7 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư đáng chú ý trong khác danh mục của doanh nghiệp này gồm có cổ phiếu DGC (20,3 tỷ đồng), trích lập dự phòng 3,2 tỷ đồng; cổ phiếu VND (8,4 tỷ đồng), trích lập dự phòng 1,3 tỷ đồng và các cổ phiếu khác (10 tỷ đồng), trích lập dự phòng 1,27 tỷ đồng.
Cuối quý 1/2025, tổng tài sản của Thép Tiến Lên giảm nhẹ so với đầu năm, xuống còn 3.700 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận 2.323 tỷ đồng, chiếm 63% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận ở mức 690 tỷ đồng.
Bên kia nguồn vốn, nợ vay tài chính của doanh nghiệp này đã giảm nhẹ so với đầu năm, xuống còn 1.785 tỷ đồng với phần lớn là nợ vay ngắn hạn.
Mới đây, Thép Tiến Lên đã có văn bản gửi Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình về biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.
Doanh nghiệp này cho biết đã nhận được quyết định của HoSE về việc đưa cổ phiếu TLH vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/4/2025 với lý do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2024 là số âm.
Về biện pháp và lộ trình khắc phục, Thép Tiến Lên cho biết từ đầu năm 2025 đến nay, công ty đã triển khai các giải pháp tái cơ cấu tài chính, tối ưu hoạt động sản xuất - thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, Công ty cũng tận dụng tốt các điều kiện thị trường khi chính sách chống bán phá giá được áp dụng, từ đó từng bước nâng cao biên lợi nhuận.
“Kết quả khả quan trong quý 1/2025 là cơ sở để Công ty tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch phục hồi và tăng trưởng bền vững trong thời gian tới”, Thép Tiến Lên giải trình.
-
Công ty thép tại miền Nam bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Đầu tư Thương mại SMC, một trong những doanh nghiệp thép lâu đời tại miền Nam với 37 năm hoạt động, đang đối mặt với nghi ngờ từ đơn vị kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục. Dù đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2024, nhưng các chỉ số tài chính và dòng tiền vẫn cho thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn.
-
“Vua thép” Hòa Phát vừa chứng kiến điều chưa từng có trong lịch sử 33 năm hoạt động
Trong quý 1/2025, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 37.951 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ở mức 3.350 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
-
Hãng thép lớn tại TP.HCM đính chính BCTC: Từ lỗ lớn đến lãi hàng chục tỷ đồng
Lý do điều chỉnh Báo cáo tài chính năm 2024 được Đầu tư Thương mại SMC đưa ra là do điều chỉnh mức trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu liên quan tại thời điểm 31/12/2024.








-
Bức tranh nợ xấu ngân hàng quý 1/2025
Trong bức tranh tài chính quý 1/2025 của ngành ngân hàng, nợ xấu tiếp tục là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý. Những số liệu mới nhất từ báo cáo tài chính cho thấy sự phân hóa ngày càng rõ rệt giữa các ngân hàng....
-
Doanh nghiệp bất động sản niêm yết quý 1/2025: Bức tranh phân hóa sâu sắc, “có hàng” mới có lợi nhuận
Quý 1/2025 chứng kiến bức tranh lợi nhuận đầy tương phản trong nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Trong khi một số “ông lớn” như Vinhomes, Kinh Bắc hay Becamex IDC ghi nhận lãi lớn nhờ đẩy mạnh bàn giao dự án và tối ưu chi phí, một số doanh ngh...
-
Gỗ An Cường nói về việc thu hồi khoản tiền cọc hàng trăm tỷ tại dự án NovaWorld Phan Thiết
Lãnh đạo Gỗ An Cường cho biết khoản nợ của Novareal cơ bản đã được xử lý xong. Trong đó, phần lãi dự kiến trả bằng 13 shophouse và tiền gốc sẽ trả dần 2-3 năm.