Ngày 31/12/2024, Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã chứng khoán TLH).
Theo quyết định xử phạt, Thép Tiến Lên đã vi phạm khi khai sai dẫn đến tăng thuế giá trị gia tăng được hoàn và đồng thời sẽ bị xử phạt theo hành vi kê khai sai là 73,58 triệu đồng.
Doanh nghiệp này có trách nhiệm tự tính và nộp tiền chậm nộp tiền phạt kể từ ngày kế tiếp ngày nộp số tiền thuế truy thu.
Thép Tiến Lên bị xử phạt khi khai sai tờ khai thuế giá trị gia tăng
Về kết quả kinh doanh, quý 3/2024, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.633 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu hoạt động tài chính đạt 36,8 tỷ đồng, tăng 185% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, chi phí tài chính giảm 7,44%, trong đó chi phí lãi vay giảm 12,76% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí, Thép Tiến Lên vẫn lỗ ròng gần 123 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 5 tỷ đồng, giảm tới 128 tỷ đồng, tương ứng giảm 2.560% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu đạt 4.528 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt âm 269 tỷ đồng, giảm hơn 1.732% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động với kỳ kinh doanh 9 tháng của doanh nghiệp thép này.
Lý giải về nguyên nhân khiến lỗ nặng, theo ban lãnh đạo Thép Tiến Lên, kết quả này đến từ việc giá vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu, chi phí gia tăng và khoản lỗ nặng từ các công ty liên doanh liên kết.
Ngoài ra, việc thua lỗ vì đầu tư chứng khoán cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của công ty giảm mạnh.
Thép Tiến Lên từng là doanh nghiệp rót vốn mạnh vào cổ phiếu trong giai đoạn thị trường sốt nóng năm 2020-2021. Tuy vậy, chiến lược đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp này chưa mang lại hiệu quả và thường thua lỗ.
Tính đến thời điểm cuối quý 3/2024, doanh nghiệp này đã giảm quy mô danh mục cổ phiếu từ hơn 40 tỷ đồng xuống còn 31 tỷ đồng, trong đó bán hết cổ phiếu DGW, MSN, VCI và chỉ còn nắm giữ cổ phiếu DGC, VND cùng một số cổ phiếu khác. Đáng chú ý, tất cả khoản đầu tư này đều đang trong trạng thái lỗ.
Cụ thể, Thép Tiến Lên hiện đang đầu tư gần 16 tỷ đồng vào cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (Mã: DGC), trích lập dự phòng hơn 1 tỷ đồng; đầu tư 8,4 tỷ đồng vào cổ phiếu CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND), trích lập dựng phòng 1,31 tỷ đồng và đầu tư 6,76 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác, đã trích lập dự phòng hơn 1,3 tỷ đồng.
Trước đó, cuối năm 2023, Thép Tiến Lên đã bán gần như toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán sau một khoảng thời gian dài thua lỗ. Cụ thể, danh mục đầu tư chứng khoán giảm mạnh từ 105,6 tỷ đồng, về chỉ còn 3,1 tỷ đồng. Trong đó, đã cắt lỗ toàn bộ cổ phiếu NVL, IJC, SHB, VIX và nhiều cổ phiếu khác.
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 30/9, tổng tài sản của Thép Tiến Lên đã giảm 2,9% so với đầu năm, xuống còn 4.000 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 2.466 tỷ đồng, chiếm 61,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 788,3 tỷ đồng; tài sản cố định ghi nhận 333 tỷ đồng.
-
Mang tiền đầu tư chứng khoán, Thép Tiến Lên lỗ chổng vó
Việc kết quả kinh doanh không tốt cùng với khoản tạm lỗ gần 60% khi đầu tư chứng khoán đã khiến Thép Tiến Lên lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng, qua đó bào mòn gần hết lợi nhuận 3 quý đầu năm.
-
Một doanh nghiệp thu hơn 1.575 tỷ đồng mỗi ngày từ kinh doanh điện
Năm 2024, doanh thu hợp nhất của EVN đạt 575.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm trước. Trong đó doanh thu công ty mẹ EVN đạt 480.662 tỷ đồng. Năm ngoái, công ty mẹ có lợi nhuận, nhưng chưa được tập đoàn này công bố con số chi tiết....
-
Hé lộ doanh nghiệp vừa đạt hơn 1 TRIỆU TỶ ĐỒNG doanh thu năm 2024
Doanh nghiệp này đã phá kỷ lục doanh thu trong năm 2024 và tương đương 9% GDP cả nước.
-
“Vua gỗ” một thời giá cổ phiếu thua ly trà đá, vừa “bắt tay” với chủ nợ lớn nhất, được cấp thêm gói tín dụng trăm tỷ
Gỗ Trường Thành từng được ví là “vua gỗ”, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lũy kế lên đến 3.268 tỷ đồng....