Công ty CP Xi măng Công Thanh vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, dự kiến tổ chức vào ngày 9/6 tới đây.
Năm 2023, nguồn cung xi măng tiếp tục mất cân đối, nguồn cung vượt cao so với nhu cầu
Năm 2023, Xi măng Công Thanh lên kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay với chỉ tiêu doanh thu đạt 1.926 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm 2022 và dự kiến lỗ sau thuế 796,2 tỷ đồng.
Công ty đặt mục tiêu sản xuất 2,6 triệu tấn, tăng gần 27% so năm trước. Với mức sản xuất trên, Xi măng Công Thanh đặt mục tiêu tiêu thụ được 2,15 triệu tấn xi măng, tăng mạnh tới 51% so với năm 2022.
Năm ngoái, Xi măng Công Thanh ghi nhận kết quả 1.596 tỷ đồng doanh thu, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng mạnh, tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu gặp nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp này báo lỗ kỷ lục 1.182 tỷ đồng. Theo đó, đây năm thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp này chưa thể có lãi.
Dự báo thị trường xi măng Việt Nam năm 2023, Xi măng Công Thanh nhận định tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn do nhu cầu phục hồi chậm sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của Covid-19; các công trình, dự án cũng bị đình trệ triển khai, thậm chí phải giãn/ hoãn tiến độ khi gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thuận lợi.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản dự báo tiếp tục trầm lắng do Nhà nước tiếp tục duy trì siết chặt phát hành trái phiếu, tín dụng bất động sản và lãi suất cho vay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Năm nay, nguồn cung xi măng tiếp tục mất cân đối, nguồn cung vượt cao so với nhu cầu. Cụ thể, trong năm 2023 tiếp tục có một số dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động đưa nguồn cung xi măng lên khoảng 120,7 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước dự báo chỉ ở mức từ 64-65,5 triệu tấn, dẫn tới cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt.
Xi măng Công Thanh dự kiến khung giá bán lẻ điện bình quân tăng, dự báo chi phí phí điện sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng trong năm 2023. Đồng thời, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, đặc biệt là giá than dự báo vẫn duy trì ở mức cao.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu dự báo vẫn khó khăn do các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại (trong đó tại Philippines bị áp thuế chống bán phá giá đối với xi măng); giá cước vận chuyển cao...
Ngoài ra, từ ngày 1/1/2023, Việt Nam áp thuế xuất khẩu clinker từ mức 5% lên mức 10% cũng ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của Xi măng Công Thanh.
-
Âm vốn chủ sở hữu 5.200 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn
Công ty CP Xi măng Công Thanh đã bị kiểm toán chỉ ra một loạt vấn đề trong báo cáo tài chính năm 2022, thậm chí là có nguy cơ đe dọa tới khả năng hoạt động liên tục của công ty.
-
Sau bất động sản và sắt thép, đến lượt doanh nghiệp xi măng báo lỗ lớn
Tiêu thụ sụt giảm ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu khiến những doanh nghiệp xi măng có tiếng trên thị trường như Xi măng Hà Tiên, Bỉm Sơn, Bút Sơn ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý đầu năm 2023.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....