Đặt mục tiêu cả năm lãi vỏn vẹn 1 tỷ đồng
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2023 dần đi đến giai đoạn cuối, với ngành thép, trong khi một số tập đoàn thị phần lớn "ngược dòng" báo lãi trở lại, một số đơn vị khác vẫn chật vật.
Theo đó, thị trường bất động sản đóng băng, sức mua yếu, giải ngân đầu tư công chưa thực sự tích cực… là những nguyên khiến nhiều doanh nghiệp thép đuối sức, thua lỗ. Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel) cũng nằm trong trường hợp này.
VNSteel hiện có gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết cùng hơn 11.000 lao động
Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là Tổng công ty Kim khí và Tổng công ty Thép.
Hiện nay, VNSteel hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết cùng hơn 11.000 lao động.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của VNSteel là sản xuất, kinh doanh thép và các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép. Ngoài ra còn có các hoạt động kinh doanh khác như đầu tư tài chính; kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng. Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản...
VNSteel muốn giảm kế hoạch lợi nhuận 2023 về mức 1 tỷ đồng
Mới đây, trong bối cảnh nhu cầu thị trường với các mặt hàng thép trong nước nói chung vẫn yếu, VNSteel đã tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 10/11 đến 20/11 về việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.
Cụ thể, VNSteel dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận công ty mẹ trước thuế từ 52 tỷ xuống còn 1 tỷ đồng. Các chỉ tiêu khác được giữ như kế hoạch cũ, trong đó doanh thu công ty mẹ mục tiêu đạt 2.155 tỷ đồng.
Lỗ 9 tháng đầu năm hơn 450 tỷ đồng
Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2023, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần giảm 7% so với cùng kỳ, về mức 7.947 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí vốn, lợi nhuận gộp đạt hơn 176 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 271 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của doanh nghiệp này giảm 74%, đạt 72 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm 25%, xuống còn 100 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ lần lượt 5% và 2%, tương ứng ghi nhận 52 tỷ đồng và 149 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VNSteel còn ghi nhận khoản lỗ gần 119 tỷ đồng trong công ty liên doanh, liên kết, cùng kỳ năm trước mức lỗ lên tới 293 tỷ đồng.
Kết quả, nhà sản xuất này báo lỗ sau thuế 172 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 576 tỷ đồng. Nhưng tính chung cả 9 tháng, VNSteel có doanh thu hơn 23.000 tỷ đồng, giảm 24% và lợi nhuận sau thuế âm 453 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 411 tỷ đồng cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của VNSteel tăng nhẹ so với đầu năm lên mức 23.285 tỷ đồng. Trong đó, hơn 6.500 tỷ đồng đang nằm dưới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2). Hàng tồn kho ở mức 4.264 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đã trích lập dự phòng giảm giá hơn 104 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, vốn chủ sở hữu đạt 9.300 tỷ đồng, chiếm 40% tổng nguồn vốn. Tổng nợ vay của VNSteel ghi nhận tại thời điểm 30/9 ghi nhận ở mức gần 7.500 tỷ đồng, trong đó 76% là nợ vay ngắn hạn.
Ban lãnh đạo VNSteel cho biết, cạnh tranh về giá thép thành phẩm nội địa năm 2023 vô cùng khốc liệt khi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách phục hồi sản lượng và cải thiện kết quả lợi nhuận.
Trong năm nay, VNSteel sẽ tập trung nguồn lực vào các đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2025 và tiếp tục tăng cường thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, SCIC triển khai dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng tại các dự án Tisco 2 và dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy gang thép Lào Cai (VTM) tại tỉnh Lào Cai.
-
Sau khi đóng cửa lò cao tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương trong tháng 10 để bảo dưỡng, sản lượng sản xuất thép thô của Hòa Phát chỉ đạt 619.000 tấn, giảm 3% so với tháng 9 trước đó.
-
Năm 2023, Pomina đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 150 tỷ đồng nhưng hãng thép có trụ sở tại Bình Dương lại tiếp tục lỗ kỷ lục sau 9 tháng đầu năm với mức lỗ lên tới 647 tỷ đồng.
-
Lỗ gần 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm cộng thêm khoản công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, CTCP Đầu tư Thương mại SMC buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....