Doanh nghiệp xi măng báo lỗ lớn
Thị trường bất động sản trầm lắng đang tác động trực tiếp đến hệ sinh thái của nhiều ngành nghề, khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng gặp khó. Bức tranh kinh doanh quý 1/2023 của các doanh nghiệp xi măng đang dần được hé lộ với những kết quả không mấy tích cực trong bối cảnh thị trường tiếp tục ảm đạm.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý đầu năm nay của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 847 tỉ đồng, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022 và lỗ sau thuế 48,6 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước báo lãi 68,6 tỉ đồng.
Theo giải trình từ Xi măng Bỉm Sơn, mức giảm doanh thu và thu nhập khác cùng chi phí tài chính tăng cao nên dù công ty đã giảm giá vốn, chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn bị thua lỗ.
Tiêu thụ sụt giảm ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu đã khiến Xi măng Hà Tiên lỗ 8 tỉ đồng trong quý đầu năm 2023
Tương tự, Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1) cũng ghi nhận doanh thu thuần gần 1.691 tỉ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, doanh nghiệp xi măng lớn nhất phía Nam này báo lỗ sau thuế gần 86 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 25 tỉ đồng. Đây cũng là khoản lỗ lớn nhất của doanh nghiệp này kể từ khi niêm yết vào năm 2007 đến nay.
Nguyên nhân tác động đến hiệu quả kinh doanh trong năm qua của Xi măng Hà Tiên là do giá vốn tăng 30% vì giá than, giá dầu thế giới tăng cao, ảnh hưởng tới giá thành sản xuất, khiến công ty bị sụt giảm mạnh về lợi nhuận.
Năm 2023, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu 8.987 tỉ đồng và lãi sau thuế 276 tỉ đồng. Như vậy, sau quý 1, doanh nghiệp mới hoàn thành 19% kế hoạch doanh thu và cách xa mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm nay.
Trước đó, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn (Mã: BTS) cũng báo cáo doanh thu quý đầu năm nay giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 652,8 tỉ đồng. Lạnh đạo Xi măng Bút Sơn cho rằng, thị trường tiếp tục chứng kiến dư cung xi măng ở mức cao trong khi thị trường xuất khẩu đối diện hàng loạt yếu tố không thuận lợi khiến sản lượng tiêu thụ của công ty sụt giảm mạnh.
Doanh thu giảm trong khi chi phí lãi vay tăng lên gần gấp đôi và kết quả công ty bị thua lỗ hơn 15 tỉ đồng trong khi quý 1/2022 có lãi gần 18 tỉ đồng.
Đối mặt với nhiều khó khăn
Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA), thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các dự án khó khăn về pháp lý, tâm lý thận trong của người mua nhà… khiến nhiều doanh nghiệp không đẩy mạnh dự án mới, giãn tiến độ thi công khiến đơn hàng liên quan đến dự án bất động sản gần như không có doanh thu.
Kim ngạch xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc trong quý đầu năm 2023 giảm tới 95% so với cùng kỳ
Để bù đắp doanh thu từ lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp xi măng buộc phải chuyển hướng tìm kiếm các đơn hàng từ lĩnh vực hạ tầng giao thông, hướng vào các dự án đầu tư công. Dù vậy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn hạn chế.
Không chỉ thị trường nội địa, kênh xuất khẩu xi măng, clinker ghi nhận kém tích cực khiến các doanh nghiệp xi măng khó chồng khó. Hiện nay, 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính của Việt Nam là Philippines, Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Với clinker, các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Bangladesh, Philippines.
Theo VNCA, sản lượng xuất khẩu xi măng trong 3 tháng đầu năm đã giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ đạt 8,1 triệu tấn với kim ngạch 345 triệu USD, giảm 24,6% (tương ứng mức giảm trên 100 triệu USD).
Đáng chú ý, xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc tiếp tục ảm đạm do thị trường bất động sản nước này chưa hồi phục. Kim ngạch xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ đạt gần 11,4 triệu USD, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là Philippines mới đây cũng đã công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam. Cụ thể, Xi măng Long Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vissai Ninh Bình... nằm trong danh sách 11 doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 5 năm.
Mặc khác, việc tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 cũng đang khiến doanh nghiệp xi măng trong nước điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.
Mới đây, giá điện tăng được điều chỉnh tăng thêm 3% cũng được dự báo sẽ khiến các doanh nghiệp xi măng phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể lợi nhuận. Theo ước tính của Chứng khoán Mirae Asset, chi phí điện chiếm từ 14-15% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán.
“Với giả định, nếu chi phí điện tăng thêm, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng. Chúng tôi ước tính, chi phí điện tăng 3% làm cho giá vốn hàng bán tăng thêm, tổng lợi nhuận trước thuế của từng ngành xi măng giảm 13%”, Mirae Asset dự báo.
-
Xi măng Xuân Thành, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Thạch, Vissai Hà Nam… là những “ông lớn” ngành xi măng nằm trong danh sách thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
-
Doanh nghiệp thép trở lại “đường đua”
Sau nhiều lần tăng giá thép, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã được cải thiện. Hai “ông lớn” ngành thép là Hòa Phát và Hoa Sen đều có lãi trở lại, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lỗ nhưng số lượng đã ít hơn so với hai quý cuối năm 2022.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp
Tổng công ty Xi măng Việt Nam lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....