Vay nợ ngân hàng hơn 7.300 tỷ đồng
Xi măng Công Thanh hiện là một trong những doanh nghiệp xi măng lớn của Việt Nam, nổi bật với công suất sản xuất hàng triệu tấn mỗi năm tại nhà máy ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty này đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, doanh thu thuần của Xi măng Công Thanh chỉ đạt hơn 165 tỷ đồng, giảm gần 66% so với năm trước. Trong khi đó, chi phí tài chính, chủ yếu là lãi vay lại lên tới 1.091 tỷ đồng, cao gấp hơn 6 lần doanh thu.
Kết quả là năm 2024, doanh nghiệp lỗ thêm 1.444 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên con số 9.372 tỷ đồng. Điều này khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp âm sâu 8.472 tỷ đồng.
Trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục thua lỗ, một vấn đề khác là tình hình vay nợ tài chính của doanh nghiệp này.
Tính đến cuối năm 2024, tổng nợ phải trả của Xi măng Công Thanh tăng thêm hơn 1.100 tỷ đồng trong năm vừa qua, lên mức 20.100 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 7.300 tỷ đồng, trong đó 4.948 tỷ đồng là khoản vay dài hạn.
Các khoản nợ này chủ yếu đến từ 2 ngân hàng lớn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Tại thời điểm ngày 31/12/2024, Xi măng Công Thanh chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả với số tiền là 1.893 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Bên cạnh đó, công ty cũng chưa chi trả khoản vay ngắn hạn cho Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội với số tiền là 287 tỷ đồng.
Tổng tiền lãi vay ngắn hạn quá hạn phải trả cho các ngân hàng này tại thời điểm cuối năm 2024 là 411 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tiền lãi vay dài hạn quá hạn phải trả cho các ngân hàng này là 11.078 tỷ đồng.
Hiện tại, Vietinbank đang là chủ nợ lớn nhất của Xi măng Công Thanh với giá trị cho vay là hơn 7.030 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngắn hạn là 1.890 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay dài hạn tới hạn trả là 1.360 tỷ đồng và 532 tỷ đồng là khoản nợ trái phiếu đến hạn trả.
Các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp này tại Vietinbank là 5.137 tỷ đồng, bao gồm 4.648 tỷ đồng các khoản vay dài hạn từ các hợp đồng tín dụng và 2.383 tỷ đồng trái phiếu.
Ngân hàng SHB - Chi nhánh Vạn Phúc là chủ nợ còn lại của Xi măng Công Thanh với giá trị cho vay là 287 tỷ đồng. Được biết, đây là phần còn lại trong khoản vay ngắn hạn mà đơn vị đã vay ngân hàng SHB từ năm 2017 để bổ sung vốn lưu động.
Tới năm 2019, SHB đã bán khoản nợ này lại cho VAMC theo Hợp đồng mua bán nợ số 3051/2019/MBN.VAMC-SHB. Tuy nhiên, tháng 11/2021, SHB đã mua lại khoản nợ ngắn hạn này từ VAMC theo hợp đồng số 444/2021/BN.VAMC-SHB và duy trì tới nay.
Xi măng Công Thanh vay nợ hơn 7.300 tỷ đồng. Nguồn: BCTC kiểm toán 2024
Ngân hàng lên phương án thu hồi nợ
Để giúp Xi măng Công Thanh vượt qua khó khăn tài chính, VietinBank đã nhiều lần đề xuất các phương án cơ cấu lại nợ. Theo thuyết minh Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, từ năm 2017, Vietinbank chi nhánh TP.HCM đã có công văn 9507/TGĐ-NHCT.52.2 về việc cơ cấu thời hạn trả nợ gốc, lãi khoản vay dài hạn và trái phiếu đầu tư dự án dây chuyền 2 nhà máy Xi măng Công Thanh.
Đối với phần nợ gốc, doanh nghiệp này phải thanh toán nợ gốc các khoản vay dài hạn theo lộ trình tới hết năm 2035, căn cứ theo lịch trả nợ sau cơ cấu.
Đối với khoản nợ lãi vay dài hạn, Vietinbank yêu cầu Xi măng Công Thanh thanh toán thành 2 phương án:
Cụ thể, đối với phần lãi vay phải trả lũy kế tới năm 2016 chưa thanh toán, Xi măng Công Thanh sẽ phải trả trong giai đoạn từ năm 2020 tới năm 2026. Đối với lãi vay phát sinh giai đoạn từ năm 2017 tớ năm 2035 sẽ được phân bố trả theo kế hoạch dòng tiền từ năm 2022 tới năm 2035.
Ngoài ra, phần lãi phát sinh còn lại chưa trả do chênh lệch phát sinh so với với thực tế sẽ được thanh toán vào năm 2035.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, vào năm 2017, VietinBank đã đồng ý chia sẻ tài sản đảm bảo của Xi măng Công Thanh với SHB để hỗ trợ tài chính cho công ty duy trì hoạt động sản xuất. SHB đã đồng ý tài trợ 450 tỷ đồng vốn lưu động để Xi măng Công Thanh duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua.
Kế hoạch Xi măng Công Thanh phục hồi
Với tình hình tài chính khó khăn hiện tại, câu hỏi lớn nhất đặt ra là liệu Xi măng Công Thanh có thể phục hồi hay không?
Ban lãnh đạo Xi măng Công Thanh cho biết đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nhân sự, tối ưu hợp lý quy trình sản xuất, quản trị nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, công ty cũng đang làm việc với các đối tác để có các phương án tái cấu trúc tài chính tối ưu nhất.
-
Doanh nghiệp xi măng nào đang âm vốn chủ sở hữu hơn 8.400 tỷ đồng?
Xi măng Công Thanh ghi nhận lỗ lũy kế của đã vượt vốn chủ sở hữu là 8.472 tỷ đồng.
-
Vay nợ hơn 10.600 tỷ đồng, Xi măng Xuân Thành đang kinh doanh ra sao?
Tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Xi măng Xuân Thành gần 14.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng là hơn 10.600 tỷ đồng.
-
Ngân hàng nào đang là chủ nợ hơn 7.200 tỷ của Xi măng Công Thanh?
Tính đến ngày 30/6/2023, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh xấp xỉ 18.000 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.200 tỷ đồng.








-
Doanh nghiệp xi măng nào đang âm vốn chủ sở hữu hơn 8.400 tỷ đồng?
Xi măng Công Thanh ghi nhận lỗ lũy kế của đã vượt vốn chủ sở hữu là 8.472 tỷ đồng.
-
Vay nợ hơn 10.600 tỷ đồng, Xi măng Xuân Thành đang kinh doanh ra sao?
Tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Xi măng Xuân Thành gần 14.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng là hơn 10.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.